Giải sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 cánh diều bài 1: Người mẹ vườn cau

Hướng dẫn giải bài 1 Người mẹ vườn cau trang 11 SBT Ngữ văn 8 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1. Nêu một số thông tin về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mà em tìm hiểu được. Theo em, những thông tin nào là cần thiết để hiểu văn bản Người mẹ vườn cau?

Hướng dẫn trả lời:

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư xem việc viết văn giống như cách để giải tỏa và thể nghiệm nên nội dung tác phẩm có tính chất gần gũi, bình dị nhất và dễ cảm. Chính vì thế, đa số những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư nhận được rất nhiều sự đón nhận của độc giả. Giọng văn tác giả đậm chất Nam Bộ, mềm mại nhưng vô cùng sâu cay về số phận và cuộc đời éo le chìm nổi. Những tác phẩm của chị Tư thấm đẫm cái chất miền quê, tình của làng của đất, đặc biệt là tình cảm của con người chân chất hồn hậu nhưng gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống.

Nhà văn gây tiếng vang với các tập truyện như: Ngọn đèn không tắt rồi đến Nước chảy mây trôi, Giao thừa, Cánh đồng bất tận. Chị chiếm trọn trái tim tác giả với phong cách sáng tác nhẹ nhàng, lối viết văn bình dị, đơn giản, mộc mạc và đầy nắng gió phương Nam. Những tác phẩm mặc dù chỉ xoay quanh những câu chuyện đời thường nhung lại có sức hút đặc biệt lôi cuốn độc giả vì bởi cái nhìn đầy chân thật và nhân hậu.

Ngoài ra, chất Nam Bộ được vận dụng tinh tế và triệt để thông qua cách sử dụng phương ngữ dày đặc, phổ biến trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Khi đọc văn, độc giả sẽ cảm nhận được lời văn nghẹn nơi cổ họng, xót xa không thành tiếng, ngôn từ dân dã bắt nguồn từ chính cuộc sống đời thường.

Câu 2. Theo em, cốt truyện Người mẹ vườn cau thuộc dạng nào dưới đây?

A. Kể lại sự việc khác thường, kì lạ 

B. Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu ý nghĩa 

C. Kể lại sự việc có nội dung trào phúng, châm biếm, hài hước 

D. Kể lại sự việc có nội dung giàu tính triết lí 

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án: B

Câu 3. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Cách kể này giúp người kể  thể hiện được những cảm xúc, cách nhìn cùng tiếng nói nội tâm của nhân vật. Qua đó người đọc có thể cảm nhận rõ và hiểu hơn về cảm xúc của nhân vật.

Câu 4. Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau có gì đáng chú ý?

Hướng dẫn trả lời:

Cốt truyện của văn bản này không giống các truyện ngắn thông thường. Truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi. Mở đầu tác phẩm tác giả đã nhắc đến việc làm văn về mẹ, với đề bài mở nhưng nhân vật “tôi” vẫn không thể nghĩ ra không nên bắt đầu như nào. Sau đó nhân vật bắt đầu dòng hồi tưởng về người bà. Cuối cùng kết truyện bài văn của nhân vật tôi tuy 4 điểm nhưng không hề buồn vì tả về mẹ đâu chỉ bằng vài câu.

Câu hỏi 5. Hình ảnh "người mẹ vườn cau" đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu nào? Em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

- Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu:

+ Nhà của nội vườn cau nhỏ xíu, mái lá dột tong tong, nội gầy gò, đón các con và cháu bằng nụ cười phô cả lợi.

+ Ba con nhân vật tôi về nhà nội hôm giỗ chú Sơn, con trai của nội, là đồng chí của ba. Cơm giỗ nội làm rất đơn giản, có canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng nhưng rất ngon và ấm áp tình cảm.

+ Có rất nhiều các chú, các bác cũng đến sau ba con "tôi", ai cũng gọi nội vườn cau là má, "tôi" hỏi ba sao nội đông con như vậy

+ Tôi được nội bế ngồi võng và dắt ra vườn chơi, còn bố và mọi người ngồi nhậu, ôn lại chuyện cũ

+ Đêm đó được nghe và biết chuyện của bà, tôi đã bảo bố rằng mình muốn ngủ với bà

+ Lần nào ba con "tôi" về thăm, bà cũng sắp cho quà trái mang về

- Em ấn tượng nhất với chi tiết lần nào ba con "tôi" về chơi, nội cũng sắp cho quà trái mang về. Đây là chi tiết thể hiện tình cảm của nội dành cho các con, các cháu, tuy không phải máu mủ, nhưng nội vườn cau lại dành tình yêu thương vô bờ của một người mẹ, một người bà thực thụ cho con cháu.

Câu 6. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Bà nội dẫn tôi ra vườn, cái nắng sau mưa nồng ngả vàng pha sắc đỏ, những giọt nước còn đọng lại trên tán lá non. Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau. Trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt, tóc Nội cũng trắng phau phau, bà nắm tay tôi, bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được. Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo Nội là một bà mẹ anh hùng. Tôi hơi bất ngờ, lẽ ra anh hùng phải là cao to, đẹp khỏe chứ!
- Vậy Nội có súng không ba?
- Nội bán ve chai.
- Bán ve chai cũng là anh hùng hở ba?

- Ừ Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba, Nội mang thức ăn, tin tức.

Ba vuốt đầu tôi, cái tay nặng chịch.

- Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ Nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.

Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo. Trông ra ngoài, thấy bóng còng còn in trên vách, tôi nhổm dậy, "con ra ngủ với bà nghe ba".

(Trích Người mẹ vườn cau - Nguyễn Ngọc Tư)

a. Dựa vào đoạn trích trên, hãy cho biết: "Người mẹ vườn cau" là ai? 

b. "Ở đây cái gì cũng chín...". Vì sao trong các thứ "chín" ấy, có cả "tóc nội cũng trắng phau phau". Em hiểu nghĩa của từ "chín" ở câu này là gì? 

c. Người kể đã hiểu nhầm từ "anh hùng" như thế nào? Em hiểu vì sao bà mẹ vườn cau lại là một anh hùng?

Hướng dẫn trả lời:

a. "Người mẹ vườn cau" là một người phụ nữ bán ve chai nhưng là bà mẹ anh hùng. Bà mẹ ấy đã từng gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm, đưa thư, mang thức ăn, tin tức,... cho các chiến sĩ bộ đội Giải phóng. 

b. "Ở đây cái gì cũng chín...". Trong các thứ "chín" ấy, có cả "tóc nội cũng trắng phau phau". Nghĩa của từ "chín" ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa bóng không chỉ là trái chín mà còn chỉ giai đoạn cuối, thời điểm sự vật đã phát triển đầy đủ và sung mãn nhất,... Vì thế, bên cạnh "trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt" là "tóc nội cũng trắng phau phau".

c. 

- Anh hùng là những con người sống và thực hiện những hành động dựa trên lý tưởng của bản thân và kì vọng của mọi người. Là những người không ngại khó khăn, thử thách, nghịch cảnh mà luôn luôn làm những điều tốt đẹp hướng tới xã hội và cộng đồng.

- Anh hùng về danh từ có thể hiểu là người lập nên công trạng to lớn với nhân dân đất nước hoặc có những hành động hoặc bản lĩnh phi thường; về động từ chỉ các hành động anh hùng. Từ anh hùng được sử dụng với nghĩa tốt để tuyên dương các cá nhân, tập thể hoặc hành động nào đó.

- Bà mẹ vườn cau là anh hùng vì người phụ nữ trong chiến tranh rất hiên ngang, bất khuất và chịu nhiều hi sinh. Họ tiễn chồng, con lên đường ra trận và là hậu phương vững chắc cho những người lính trên chiến trường.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 8 tập 1 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net