Giải chi tiết Khoa học 4 chân trời mới bài 16: Nhu cầu sống của động vật

Giải bài 16: Nhu cầu sống của động vật sách khoa học 4 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Khởi động:

Câu hỏi: Con chuột ở hình 1 cần những yếu tố nào để sống và phát triển?

hình 1

Hướng dẫn trả lời:

- Nước

- Không khí

- Thức ăn

- Ánh sáng mặt trời

- Nhiệt độ môi trường

1. Các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của động vật:

Khám phá:

  • Quan sát các hình dưới đây và hoàn thành phiếu theo gợi ý.

hình 1

  • Dự đoán khả năng duy trì sự sống của các con chuột trong mỗi hình. Giải thích.
  • Để động vật có thể sống và phát triển bình thường, chúng cần những điều kiện sống nào?   
Hướng dẫn trả lời:
  • Khả năng duy trì sự sống của các con chuột trong mỗi hình: 

- Hình 2: con chuột sẽ sống và phát triển bình thường

- Hình 3, 4, 5, 6: con chuột sẽ dần dần yếu đi và chết nếu không được cung cấp đủ nước, không khí, thức ăn, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ môi trường thích hợp.

  • Để động vật có thể sống và phát triển bình thường, chúng cần được cung cấp đủ nước, không khí, thức ăn, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ môi trường thích hợp.

Khám phá:

  • Điều gì sẽ xảy ra đối với những động vật trong hình 7 và hình 8?
  • Hãy kể một số dẫn chứng về động vật cần nhiệt độ thích hợp để sống và phát triển.

hình 1

Hướng dẫn trả lời:
  • Những động vật ở hình 7 và hình 8 sức khỏe và sức chịu đựng sẽ yếu dần, các hoạt động sống của chúng sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây chết.
  • Ví dụ bò là một động vật chịu lạnh kém, nên thường bò sẽ được nuôi ở vùng có nhiệt độ ấm, mùa đông ít lạnh, ...

Luyện tập:

  • Kể một số ví dụ về điều kiện sống của động vật không đảm bảo xảy ra ở địa phương mà em biết.
  • Giải thích vì sao trong hồ nuôi tôm người ta thường gắn máy sục khí.
Hướng dẫn trả lời:
  • Mùa đông trời lạnh bò không chịu được lạnh nhưng chuồng trại ở một số nhà còn sơ sài, không che chắn đủ giữ ấm cho bò.
  • Trong hồ nuôi tôm người ta thường gắn máy sục khí để cung cấp đủ khí ô-xi cho tôm sống trong một môi trường nhỏ.

2. Động vật lấy thức ăn từ đâu?

Khám phá:

Quan sát các hình dưới đây và trả lời câu hỏi:

  • Con vật nào ăn thực vật? Con vật nào ăn động vật? Con vật nào ăn cả thực vật và động vật (ăn tạp)?
  • Dựa vào loại thức ăn, có thể phân chia các động vật thành những nhóm nào?
  • Các con vật cần nguồn thức ăn từ đâu để sống và phát triển? Nguồn thức ăn của động vật khác với của thực vật như thế nào?

hình 1

Hướng dẫn trả lời:
  • Con thỏ, con dê ăn thực vật. Con cá mập, con rắn ăn thực vật. Con ga ăn tạp.
  • Dựa vào các loại thức ăn, có thể phân chia các động vật thành các nhóm: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, động vật ăn tạp.
  • Các con vật cần nguồn thức ăn từ thực vật, động vật khác để sống và phát triển. Nguồn thức ăn của động vật phải sử dụng thực vật, động vật khác để tổng hợp nên chất dinh dưỡng còn thực vật thì có thể tự tổng hợp được chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Luyện tập:

  • Sưu tầm tranh, ảnh một số động vật và nói với bạn về thức ăn của chúng.
  • Xếp hình ảnh động vật sưu tầm được vào các nhóm động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và động vật ăn tạp.
  • Chia sẻ với bạn về sản phẩm của nhóm em.

hình 1

  • Điều gì sẽ xảy ra nếu động vật thiếu nguồn thức ăn trong một thời gian dài.
Hướng dẫn trả lời:

Động vật thiếu nguồn thức ăn trong một thời gian dài sẽ dần dần yếu đi, không có chất ding dưỡng để nuôi sống cơ thể và có thể chết nếu không được cung cấp thức ăn để phục hồi cơ thể.

3. Trao đổi chất của động vật với môi trường:

Khám phá:

  • Theo em, trong quá trình sống động vật cần lấy gì vào cơ thể và thải ra môi trường những gì?
  • Ghép đúng các thẻ chữ vào sơ đồ sau.

hình 1

Hướng dẫn trả lời:
  • Hằng ngày, động vật lấy khí ô-xi, nước, thức ăn và thải ra môi trường khí các-bô-níc, chất thải, nước tiểu.
  • Sơ đồ:

- Khí ô-xi -> Động vật -> Khí các-bô-níc

- Thức ăn -> Động vật -> Chất thải 

- Nước -> Động vật -> Nước tiểu

Vận dụng:

Quan sát bể cá cảnh ở hình 23 và trả lời các câu hỏi:

  • Vì sao người ta thường trồng thêm rong hoặc cây thuỷ sinh trong bể cá cảnh?
  • Vì sao cần đèn chiếu sáng cho bể cá cảnh?
  • Vì sao cần phải lắp máy sục khí ô-xi cho bể cá cảnh.
  • Nếu không cho cá ăn thì các con cá trong bể sẽ như thế nào? Giải thích.
  • Vì sao phải thường xuyên thay nước cho bể cá?

hình 1

Hướng dẫn trả lời:
  • Người ta thường trồng thêm rong hoặc cây thủy sinh trong bể cá cảnh để cá có thêm thức ăn.
  • Cần đèn chiếu sáng cho bể cá cảnh để cung cấp ánh sáng cho cá sinh sống và hoạt động bình thường.
  • Cần lắp máy sục khí ô-xi cho bể cá cảnh để cung cấp thêm khí ô-xi cho cá có thể hô hấp.
  • Nếu không cho cá ăn thì các con cá trong bể sẽ đói và dần dần yếu dần rồi chết. Vì trong bể cá nhỏ có rất ít thức ăn cho cá có thể duy trì sự sống lâu dài.
  • Phải thường xuyên thay nước cho bể cá vì cá trong bể thải chất thải ra nước trong bể mà lâu ngày không thay sẽ khiến nước bị bẩn, bị ô nhiễm khiến cá dễ chết.
Tìm kiếm google: Giải khoa học 4 chân trời bài 16, giải khoa học 4 sách CTST bài 16, Giải Khoa học 4 chân trời bài 16: Nhu cầu sống của động vật

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 4 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com