Đọc văn bản trong SBT Ngữ văn 8 tập 2 tr.42-45
Câu 1. Câu chuyện được kể trong đoạn trích bao gồm những tuyến nào?
A. Hoàng tử bé và nhân vật trên các hành tinh khác nhau
B. Hoàng tử bé và nhân vật ông hợm hĩnh trên hành tinh thứ hai
C. Hoàng tử bé và nhân vật ông nát rượu trên hành tinh thứ ba
D. Hoàng tử bé và ông hợm hĩnh; hoàng tử bé và ông nát rượu
Hướng dẫn trả lời:
D. Hoàng tử bé và ông hợm hĩnh; hoàng tử bé và ông nát rượu
Câu 2. Những yếu tố nào giúp em xác định tuyến truyện của đoạn trích?
A. Nhân vật và thời gian
B. Nhân vật và không gian
C. Nhân vật và sự việc chính
D. Nhân vật và hành động
Hướng dẫn trả lời:
C. Nhân vật và sự việc chính
Câu 3. Những yếu tố chính nào được sử dụng để khắc hoạ đặc điểm nhân vật ông hợm hĩnh và ông nát rượu?
A. Suy nghĩ và hành động
B. Ngôn ngữ và hành động
C. Ngoại hình và hành động
D. Trang phục và ngôn ngữ
Hướng dẫn trả lời:
B. Ngôn ngữ và hành động
Câu 4. Phần in đậm trong câu: “Nhưng chỉ có mỗi mình ông trên hành tinh này mà!” là thành phần gì?
A. Thành phần chêm xen (phụ chú)
B. Thành phần tình thái
C. Thành phần cảm thán
D. Thành phần gọi – đáp
Hướng dẫn trả lời:
B. Thành phần tình thái
Câu 1. Câu chuyện được kể trong đoạn trích có cốt truyện đơn tuyến hay đa tuyến? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
- Câu chuyện được kể trong đoạn trích có cốt truyện đa tuyến.
- Có nhiều tuyến chuyện với những nhân vật và sự việc chính khác nhau được sắp xếp kết hợp: Trong cuộc phiêu lưu đến các hành tinh khác nhau, hoàng tử bé đã gặp các nhân vật khác nhau (ông hợm hĩnh, ông nát rượu). Mỗi cuộc gặp gỡ này là một câu chuyện, một sự việc khác nhau được lồng ghép vào trong câu chuyện về cuộc phiêu lưu của nhân vật hoàng tử bé.
Câu 2. Đọc lại đoạn đối thoại giữa hoàng tử bé và ông hợm hĩnh và trả lời các câu hỏi:
- Đó là để chào. Ông hợm hĩnh trả lời cậu – Đó là để chào khi có người hoan hô ta. Đáng tiếc là chưa bao giờ có khi đi quan đây.
- Vậy sao? – Hoàng tử bé hỏi lại mà chẳng hiểu gì.
a) Theo em, hoàng từ bé hỏi với mục đích gì?
b) Có thể xem đây là câu hỏi tu từ không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
a) Hoàng tử bé hỏi không phải để chờ câu trả lời hoặc giải thích của ông hợm hĩnh mà chỉ vì quá ngạc nhiên trước cách giải thích của con người này về chiếc mũ và sở thích rất kì quặc của gã: luôn muốn được hoan hô.
b) Có thể xem đây là câu hỏi tu từ vì người nói không dùng với mục đích để hỏi về điều chưa biết, cần giải đáp mà để bộc lộ cảm xúc, thái độ: bất ngờ và ngạc nhiên trước sự việc đang chứng kiến.
Câu 3. Chỉ ra những chi tiết gây cười trong câu chuyện về ông hợm hĩnh và ông nát rượu. Nêu ý nghĩa của những chi tiết này.
Hướng dẫn trả lời:
Chi tiết gây cười thường là chi tiết bất ngờ và có yếu tố phi lí, không theo lô-gíc thông thường như:
- Cái mũ của ông hợm hĩnh dùng để chào khi có người hoan hô nhưng lại chẳng có ai đến hành tinh của gã, trừ hoàng tử bé, chính vì thế mà hoàng tử bé là người duy nhất mà ông hợm hĩnh gặp và phải liên tục vỗ tay khi ông hợm hĩnh ngả mũ chào “một cách khiêm tốn” Ông hợm hĩnh chào “một cách khiêm tốn” nhưng thực ra ông lại rất thèm khát được ngưỡng mộ, dù chẳng có lí do gì, điều này khiến ông trở nên vừa nực cười vừa thảm hại.
- Ông nát rượu giải thích lí do vì sao ông uống rượu mãi không dứt: uống để quên nỗi xấu hổ vì đã trót uống rượu say. Chính vì thế mà chẳng bao giờ ông hết say và hết xấu hổ. Chi tiết này cho thấy sự vô lí trong cách giải thích của ông nát rượu, mang ý nghĩa phê phán thói xấu nghiện ngập và thái độ nguỵ biện trước thói hư tật xấu đó.
Câu 4. Theo em, vì sao hoàng tử bé cảm thấy cả ông hợm hĩnh và ông nát rượu đều rất “kì quặc”?
Hướng dẫn trả lời:
Từ ngôn ngữ, hành động bộc lộ thói xấu và thái độ cố tình ngụy biện hoặc thỏa mãn thói xấu của hai nhân vật trong câu chuyện khiến hoàng tử bé cảm thấy cả ông hợm hĩnh và ông nát rượu đều rất “kì quặc”.
Câu 5. Xác định đối tượng châm biếm trong câu chuyện được kể ở đoạn trích này.
Hướng dẫn trả lời:
Nhân vật ông hợm hĩnh và ông nát rượu là đại diện cho những thói hư tật xấu mà con người rất dễ mắc phải như: tính kiêu căng vô lối và vô nghĩa, thói nghiện ngập bê tha. Do đó, đối tượng châm biếm không chỉ là hai nhân vật cụ thể mà còn là những thói hư tật xấu của con người, thái độ cố tình thỏa mãn hoặc ngụy biện cho thói xấu đó. Có thể liên hệ thêm với các truyện cười dân gian và hài kịch Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e để làm rõ hơn vấn đề này.