Bài tập. Chọn một trong hai đề bài sau đây để lập dàn ý cho bài nói và trình bày trong nhóm:
Câu 1. Từ hình tượng “cô gái mở đường” trong đoạn thơ được trích dẫn của bài tập 1, phần Đọc hiểu và Thực hành tiếng Việt, hãy trình bày suy nghĩ của em về tình yêu và trách nhiệm của con người với quê hương, đất nước.
Câu 2. Thói kiêu căng không chỉ khiến chúng ta trở nên lố bịch mà còn cản trở sự tiến bộ của mỗi người. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến đó.
Hướng dẫn trả lời:
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: tính kiêu căng và tự mãn.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Kiêu căng: nghĩ mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh nào đó.
- Tự mãn: tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng.
=> Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu thường đi kèm với nhau khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh, không coi ai ra gì.
b. Phân tích
- Biểu hiện của người có tính kiêu căng, tự mãn:
Luôn cho rằng bản thân mình hơn người, là nhất. Có ý định hoặc coi thường người khác vì họ không bằng mình.
Khi làm được một việc gì đó luôn muốn được người khác tán dương, khen ngợi và coi thường, khinh bỉ những người không làm được việc mình làm, không có được thứ mình có.
Người có tính kiêu căng tự mãn là những người nhỏ nhen, hẹp hòi, chỉ luôn biết đến bản thân mình, thậm chí là huênh hoang, cao ngạo.
- Tác hại của việc kiêu căng, tự mãn:
Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mỗi người.
Tính kiêu căng, tự mãn sẽ kéo theo nhiều tính xấu khác như: ích kỉ, nhỏ mọn, luôn muốn trở thành tâm điểm của lời khen,…
c. Chứng minh
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn, biết mình biết ta, sống chan hòa với mọi người. Lại có những người luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, thắng không kiêu, thua không nản,…. những người này là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính kiêu căng và tự mãn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.