Soạn siêu ngắn lịch sử 11 Cánh diều bài 6 Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn lịch sử 11 bộ sách cánh diều bài 6 Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập.

KIẾN THỨC MỚI 

1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

a. Đông Nam Á hải đảo

Câu hỏi: Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo.

Hướng dẫn trả lời:

- Đến đầu thế kỉ XIX, hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô tiến hành cuộc kháng chiến lớn trên đảo Gia-va nhưng thất bại.

- Tại Phi-lip-pin, phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bắt đầu từ giữa thế kỉ XVI. 

b. Đông Nam Á lục địa

Câu hỏi: Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Mi-an-ma và ba nước Đông Dương.

Hướng dẫn trả lời:

  • Tại Mi-an-ma, các cuộc kháng chiến chống thực dân Anh xâm lược đã diễn ra mạnh mẽ. Đến năm 1885, sau sáu thập kỉ, người Anh mới xâm chiếm được toàn bộ Mi-an-ma.

  • Tại Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân diễn ra mạnh mẽ và gây cho Pháp nhiều tổn thất.

2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4 (SGK, tr.37), trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trên đường thời gian.

Hướng dẫn trả lời:

Thời gian

Diễn biến

Cuối XIX- 1920

Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma. 

1920- 1945

Sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), nhân dân một số nước như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào,.. đã tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc.

1945- 1975

Tại Phi-lip-pin, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Lào, Việt Nam, Campuchia diễn ra các cuộc đấu tranh và lần lượt dành được độc lập.

3. Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập

a. Những ảnh hưởng của chế độ thực dân

Câu hỏi: Nêu ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Hướng dẫn trả lời:

- Thành tựu: gắn kết khu vực với thị trường thế giới, cơ sở hạ tầng có sự thay đổi mới, ...

- Hậu quả:

  • Về chính trị – xã hội: xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt.

  • Về kinh tế: bị biến thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá của phương Tây.

  • Về văn hoá: thực dân phương Tây áp đặt nền văn hoá nô dịch, thi hành chính sách ngu dân và hạn chế hoạt động giáo dục.

- Tại Việt Nam, đời sống nhân dân ngày càng cực khổ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt, ...

b. Quá trình tái thiết và phát triển

Câu hỏi: Tóm tắt nét chính về quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á.

Hướng dẫn trả lời:

  • Từ những năm 60 của thế kỉ XX, 5 nước sáng lập ASEAN triển khai chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. 

  • Những năm 70 của thế kỉ XX, nhóm nước sáng lập ASEAN bắt đầu thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu. 

  • Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia mới bắt đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng cách từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

  • Tại Mi-an-ma, từ những năm 60 của thế kỉ XX, quá trình tái thiết và phát triển đất nước gặp nhiều khó khăn. 

  • Tại Bru-nây, sau khi tuyên bố độc lập, chính phủ đã thi hành nhiều chính sách nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước Anh và từng bước đạt được các thành tựu. 

LUYỆN TẬP 

Câu hỏi 1. Hoàn thành bảng về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1975 theo các nội dung sau:

Giai đoạn

Lực lượng lãnh đạo

Hình thức đấu tranh

Kết quả, ý nghĩa

Cuối thế kỉ XIX-1920

 

 

 

1920-1945

 

 

 

1945-1975

 

 

 

Hướng dẫn trả lời:

Giai đoạn

Lực lượng 

lãnh đạo

Hình thức đấu tranh

Kết quả, ý nghĩa

Cuối thế kỉ XIX-1920

- Nông dân

- Trí thức cấp tiến

Đấu tranh vũ trang

 

- Phần lớn thất bại

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm. 

1920-1945

- Giai cấp vô sản

- Giai cấp tư sản

Phương pháp hoà bình và đấu tranh vũ trang

- Một số nước dành được độc lập.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm.

1945-1975

- Giai cấp vô sản

- Giai cấp tư sản

Phương pháp hoà bình và đấu tranh vũ trang

- Các cuộc kháng chiến ở các quốc gia lần lượt giành thắng lợi.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm.

Câu hỏi 2. Trình bày nội dung cơ bản của lịch sử Đông Nam Á trong thế kỉ XX.
Hướng dẫn trả lời:

Một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:

  • Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc phát triển hầu khắp ở các nước Đông Nam Á.

  • Dưới sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á diễn ra sôi nổi và quyết liệt.

-  Quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á:

  • Từ những năm 60 của thế kỉ XX, 5 nước sáng lập ASEAN triển khai chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. 

  • Những năm 70 của thế kỉ XX, nhóm nước sáng lập ASEAN bắt đầu thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu. 

  • Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia mới bắt đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng cách từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

  • Tại Mi-an-ma, từ những năm 60 của thế kỉ XX, quá trình tái thiết và phát triển đất nước gặp nhiều khó khăn. 

  • Tại Bru-nây, sau khi tuyên bố độc lập, chính phủ đã thi hành nhiều chính sách nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước Anh và từng bước đạt được các thành tựu. 

VẬN DỤNG

Câu hỏi 3. Tìm hiểu về một nhân vật lịch sử có đóng góp trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á và giới thiệu với thầy cô, bạn học.

Hướng dẫn trả lời:

Hồ Chí Minh là một nhân vật vĩ đại trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á. Người đã đóng góp một cách quan trọng trong cuộc chiến đấu để giành lại độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam, cũng như tạo nền tảng cho phong trào giải phóng ở các quốc gia khác trong khu vực. Hồ Chí Minh đã lãnh đạo và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu phong trào đấu tranh giành độc lập và tự do cho Việt Nam. Người đã hoạch định và thực hiện nhiều chiến lược quân sự và chính trị quan trọng, với sự phát triển của phong trào dân chủ ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng mối quan hệ với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, tìm kiếm sự hỗ trợ và ủng hộ cho cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc. Người  đã đưa vấn đề Việt Nam lên trường quốc tế, tạo điều kiện cho nhận thức và sự ủng hộ quốc tế về cuộc chiến đấu của Việt Nam.

Tìm kiếm google: soạn lịch sử 11, giải lịch sử 11 cánh diều, soạn lịch sử 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 11 Cánh diều mới

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÚ NGHĨA TƯ BẢN

CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net