Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 3: THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM
BÀI 9: THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HS lắng nghe bài hát Hành trình trên đất phù sa và nêu tên vùng, miền được nhắc đến trong bài hát.
- HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế, kể tên một số loại đất ở nước ta mà các em biết, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
- GV cho HS lắng nghe file âm thanh/video bài hát Hành trình trên đất phù sa và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu tên vùng, miền được nhắc đến trong bài hát.
- GV sử dụng kĩ thuật động não và trình bày 1 phút, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số loại đất ở nước ta.
Nhiệm vụ 1: Nghe bài hát “Hành trình trên đất phù sa”
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS cả lớp nghe bài hát Hành trình trên đất phù sa (sáng tác: nhạc sĩ Thanh Sơn).
Hành Trình Trên Đất Phù Sa - Phi Nhung | Bài hát, lyrics (zingmp3.vn)
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: : Em hãy nêu tên vùng, miền được nhắc đến trong bài hát.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tập trung, chú ý lắng nghe bài hát và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 HS xung phong nêu tên vùng, miền được nhắc đến trong bài hát.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
Các vùng, miền được nhắc đến trong bài hát: Đồng bằng sông Cửu Long – Long An, Mộc Hóa, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Tháp Mười, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, sông Cửu Long,…
- GV kết luận: Qua lời bài hát Hành trình trên đất phù, chúng ta phần nào thấy được giá trị mà đất phù sa mang lại cho vùng Đồng bằng sông Cừu Long (vựa lúa, vựa cây ăn trái,…).
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Kể tên một số loại đất ở nước ta
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng kĩ thuật động não và trình bày 1 phút, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số loại đất ở nước ta.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS liên hệ thực tế, dựa vào một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS kể tên một số loại đất ở nước ta mà em biết.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
Một số loại đất ở nước ta:
Đất feralit | Đất phù sa | Đất mùn trên núi |
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và đặc điểm thổ nhưỡng Việt Nam. Bên cạnh đó, sự đa dạng của các nhân tố hình thành đất đã làm cho nước ta có nhiều nhóm đất khác nhau. Các nhóm đất có tính chất riêng biệt và phù hợp với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản nhất định. Để nắm rõ hơn về các nhóm đất chính ở nước ta, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm, nay – Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam.
Hoạt động 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp thổ nhưỡng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu kiến thức: + Thổ nhưỡng là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì. + Các nhân tố hình thành nhổ nhưỡng ở nước ta: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người. - GV nêu vấn đề: + Vì sao thổ nhưỡng nước ta lại mang tính chất nhiệt đới gió mùa? + Những biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió mùa của thổ nhưỡng nước ta là gì? - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.134, 135 và trả lời câu hỏi: Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS: + Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng thể hiện qua những quá trình nào? + Vì sao quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng nhiệt đới gió mùa? + Vì sao lại xảy ra quá trình xói mòn - rửa trôi - tích tụ? + Vì sao quá trình thoái hóa đất diễn ra chủ yếu ở khu vực đồi núi? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Lớp phủ thổ nhưỡng phản ánh được đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam – tính chất nhiệt đới gió mùa. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp thổ nhưỡng - Tính chất nóng ẩm của khí hậu: quá trình phong hoá đá mẹ diễn ra mạnh mẽ tạo ra một lớp phủ thổ nhưỡng dày. - Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng: hình thành các loại đất feralit điển hình cho thổ nhưỡng Việt Nam, có đặc điểm nghèo mùn, chua. - Tính chất phân mùa của khí hậu: xen kẽ giữa hai mùa khô và mưa làm tăng cường quá trình tích luỹ ôxít sắt, ôxít nhôm tạo thành các tầng kết von hoặc đá ong ở vùng trung du, miền núi. - Lượng mưa lớn tập trung vào mùa mưa: gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi. Đất bị xói mòn, rửa trôi theo các dòng chảy ra sông ngòi, bồi tụ ở vùng đồng bằng hình thành đất phù sa. |
Hoạt động 2: Ba nhóm đất chính
- Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính.
- Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
- Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
- GV yêu cầu HS làm việc 4 nhóm, khai thác Hình 9.1 – 9.5, mục 2a, 2b SGK tr.135 – 138 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày đặc điểm phân bố, đặc điểm và giá trị sử dụng của nhóm đất feralit, đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 2c SGK tr.138 và trả lời câu hỏi: Cho biết nơi phân bố và đặc điểm của nhóm đất mùn trên núi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: + Nhóm 1, 3: Khai thác Hình 9.1 – 9.3, thông tin trong mục 2a SGK tr.135, 136 và hoàn thành nội dung trong Phiếu học tập số 1: Trình bày nơi phân bố, đặc điểm và giá trị sử dụng của nhóm đất feralit trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản. + Nhóm 2, 4: Khai thác Hình 9.3 – 9.5, thông tin trong mục 2b SGK tr.136 – 138 và hoàn thành nội dung trong Phiếu học tập số 1: Trình bày nơi phân bố, đặc điểm và giá trị sử dụng của nhóm đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1) - GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh, video về nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS liên hệ, vận dụng thực tế và cho biết: Kể tên các loại cây trồng phù hợp với nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm trình bày nơi phân bố, đặc điểm và giá trị sử dụng của nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản theo Phiếu học tập số 1. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). - GV mời đại diện 2 HS kể tên các loại cây trồng phù hợp với nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa. (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Ba nhóm đất chính a. Nhóm đất feralit b. Nhóm đất phù sa Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HÌNH ẢNH VỀ NHÓM ĐẤT FERLIT
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ NHÓM ĐẤT PHÙ SA
https://www.youtube.com/watch?v=4AiB0U8Q8pA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Trả lời câu hỏi mở rộng: Kể tên các loại cây trồng phù hợp với nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa.
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nhóm đất mùn trên núi Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 2c SGK tr.138 và trả lời câu hỏi: Cho biết nơi phân bố và đặc điểm của nhóm đất mùn trên núi. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về nhóm đất mùn trên núi: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS nêu nơi phân bố và đặc điểm của nhóm đất mùn trên núi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận chung: Nước ta có ba nhóm đất chính – nhóm đất feralit, nhóm đất phù sa, nhóm đất mùn trên núi. Mỗi nhóm đấy được chia thành các loại đất khác nhau với nơi phân bố, đặc điểm và giá trị sử dụng khác nhau. - GV chuyển sang nội dung mới. | c. Nhóm đất mùn trên núi - Phân bố: rải rác ở các vùng núi có độ cao từ khoảng 1 600 - 1 700 m trở lên. - Đặc điểm: + Hình thành trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới núi cao, nhiệt độ thấp khiến quá trình phong hoá, phân giải các chất hữu cơ diễn ra chậm, đất giàu mùn. + Địa hình cao, độ dốc lớn nên tầng đất mỏng. |
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: