Soạn mới giáo án Địa lí 8 KNTT bài 10: Sinh vật Việt Nam

Soạn mới Giáo án Địa lí 8 kết nối bài Sinh vật Việt Nam. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: SINH VẬT VIỆT NAM

 

  1. MỤC TIÊU 
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chứng minh được sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam.
  • Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

 

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí: 

  • Nhận thức khoa học địa lí: Chứng minh được sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam; Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
  • Tìm hiểu địa lí: Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr.141 – tr.144; Sử dụng bản đồ Hình 10.3 SGK tr.142 để xác định các thảm thực vật và các loài động vật ở nước ta.
  • Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu về một vườnq quốc gia ở Việt Nam, viết báo cáo ngắn về vườn quốc gia này. 
  1. Phẩm chất
  • Ý thức học tập nghiêm túc, ý thức bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. 
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
    • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí. 
    • Máy tính, máy chiếu. 

 

  • Bản đồ phân bố sinh vật Việt Nam.

 

  • Tranh ảnh, video về một số vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên các loài động vật, thực vật quý hiếm. 
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”, HS đọc tên động vật ứng với mỗi hình.
  4. Sản phẩm: HS nêu được tên động vật ứng với mỗi hình.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” – Đoán tên các loài động vật trong hình. 

- GV treo bảng phụ/trình chiếu lần lượt từng hình:

  
  
  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát lần lượt các hình ảnh, đọc đúng tên các loài động vật được nhắc đến trong mỗi hình.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận 

- GV mời đại diện 6 HS lần lượt đọc tên 6 con vật trong mỗi hình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

Hình 1. Báo đốm.

Hình 2. Sư tử.

Hình 3. Con voi.

Hình 4. Tê giác.

Hình 5. Hà mã.

Hình 6. Con cáo. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Giới sinh vật Việt Nam đa dạng và phong phú với nhiều loài động vật, thực vật, các hệ sinh thái khác nhau. Để nắm rõ hơn về sự đa dạng sinh vật ở Việt Nam cũng như tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Sinh vật Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chứng minh được sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam. 
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 10.1 – Hình 10.5, mục Em có biết, thông tin trong mục 1 SGK tr.141- 143 và trả lời câu hỏi: Hãy chứng minh sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam. 
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV. 
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân (5 phút), sau đó trao đổi cặp đổi (10 phút), khai thác Hình 10.1 – Hình 10.5, mục Em có biết, thông tin trong mục 1 SGK tr.141- 143 và trả lời câu hỏi: Hãy chứng minh sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam. 

- GV cung cấp thêm cho HS thông tin về sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam; hình ảnh, video về một số loài động vật, thực vật; vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, video, khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chứng minh sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới. Sự phong phú và đa dạng của sinh vật Việt Nam thể hiện ở sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền và kiểu hệ sinh thái. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam

- Sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền:

+ Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới, gồm hơn 50 000 loài được xác định:

  • Thực vật quý hiếm: trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, nghiến, cẩm lai, vàng tâm, gụ....
  • Động vật quý hiếm: sao la, voi, bò tót, hươu xạ, voọc, trĩ, công,... 

+ Số lượng cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền.

- Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái: 

+ Các hệ sinh thái tự nhiên trên cạn: 

  • Các kiểu hệ sinh thái rừng phổ biến:  rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa.
  • Các hệ sinh thái khác: trắng cỏ cây bụi, rừng cận nhiệt, rừng ôn đới núi cao,…

+ Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước:

  • Các hệ sinh thái nước mặn (cả vùng nước lợ): rừng ngập mặn, cỏ biến, rạn san hô, đầm phá ven biển,... và hệ sinh thái biển 
  • Các hệ sinh thái nước ngọt: ở sông, suối, hổ, ao, đầm.

+ Các hệ sinh thái nhân tạo: 

  • Hệ sinh thái đồng ruộng, vùng chuyên canh.
  • Hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản.
  • Rừng trồng. 

THÔNG TIN VỀ SỰ ĐA DẠNG CỦA SINH VẬT Ở VIỆT NAM

     Theo dữ liệu của Liên minh bảo tổn thiên nhiên quốc tế (TUCN), đã ghi nhận ở nước ta khoảng 20 000 loài thực vật trên cạn và dưới nước, 1 000 loài chim, 348 loài thú, 384 loài bò sát, 221 loài lưỡng cư và hơn 2 000 loài cá. Trong các loài được ghi nhận, nhiều loài có giá trị bảo tồn cao, khẳng định tầm quan trọng toàn cầu của đa dạng sinh học Việt Nam như: thu hải đường ba tai, đỉnh tùng, gõ đỏ,...; sao la, cheo cheo lưng bạc, mang lớn, mang Trường Sơn, thỏ vằn, voi châu Á, bò rừng, bò xám, hổ, báo, hươu sao, các loài linh trưởng, các loài rùa biến và rùa cạn,...

     Khu hệ động vật Việt Nam khá giàu về thành phần loài và có mức độ cao về tính đặc hữu so với các nước trong vùng Đông Dương. Trong số 21 loài khỉ có trong vùng này thì

Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài là phân loài đặc hữu. Trong vùng này có 49 loài chim đặc hữu thì Việt Nam có 33 loài, trong đó có 10 loài đặc hữu của Việt Nam.

     Từ 1997 - 2014, dựa trên kết quả điểu tra cơ bản các vùng lãnh thổ khác nhau ở Việt Nam, một số loài mới được phát hiện và mô tả, trong đó có nhiều chi, loài có giá trị khoa học. Trong 139 loài động, thực vật được tìm thấy có 90 loài thực vật, 23 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư, 9 loài cá và I loài động vật có vú. Các nhà khoa học Việt Nam đã công bố 1 023 loài mới, cả về thực vật, động vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội). Từ năm 2014 đến 2018, có 344 loài mới gồm 208 loài động vật, 136 loài thực vật, đã được mô tả và công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế và Tạp chí Sinh học của Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Báo cáo quốc gia lần thứ 6 đối với Công ước Đa dạng sinh học, 2019).

     Tuy nhiên, tính đến năm 2021, có khoảng 227 loài thực vật, 75 (21%) loài thú, 57 (6%)

loài chim, 75 (19%) loài bò sát, 53 (24%) loài lưỡng cư và 136 (7%) loài cá được liệt kê là các loài bị đe doa (nghĩa là thuộc mức cực kì nguy cấp, nguy cấp và sắp nguy cấp).

HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT

– VƯỜN QUỐC GIA – KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM

Đỉnh tùng

Gõ đỏ

Sao la

Cheo leo lưng bạc

Mang lớn

Thỏ vằn

Voi châu Á

Bò rừng

Rừng quốc gia Cúc Phương

 (Ninh Bình)

Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng)

Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp)

Vườn quốc gia Bạch Mã 

(Thừa Thiên Huế)

https://www.youtube.com/watch?v=ys_Oikk-fjM

Hoạt động 2: Tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. 
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, khai thác Hình 10.6, mục Em có biết, thông tin trong mục 2 SGK tr.143, 144 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. 
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 và chuẩn kiến thức của GV. 
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt, nêu vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học: 

+ Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong ổn định hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng thành phân loài, nguồn gen. 

+ Các hệ sinh thái cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu để phục vụ nhu cầu của con người, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. 

+ Ngoài ra, các hệ sinh thái tự nhiên còn có chức năng điều hoà khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ bờ sông, bờ biển,...

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác Hình 10.6, mục Em có biết, thông tin trong mục 2 SGK tr.143, 144 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. 

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về hiện trạng suy giảm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam. 

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

(Đính kèm phía dưới Hoạt động 2)

- GV cung cấp thêm cho các nhóm thông tin, hình ảnh, video liên quan đến suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin và hoàn thành Phiếu học tập số 1. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam theo Phiếu học tập số 1. 

- GV yêu cầu 3 nhóm còn lại nhận xét nhóm bạn có cùng nội dung, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tính đa dạng sinh học ở nước ta đang ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng, việc bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề cấp thiết ở nước ta hiện nay, cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn đa dạng sinh học. 

2. Tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2. 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ 

BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM

HIỆN TRẠNG

NGUYÊN NHÂN

BIỆN PHÁP

 



 

THÔNG TIN VỀ SỰ SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM

     Sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng, các hệ thống rừng nguyên sinh và rừng ngập mặn dần suy giảm. Nước ta sở hữu nhiều loại rừng nguyên sinh

và rừng ngập mặn phong phú, tuy nhiên do tác động của biến đối khí hậu cũng như áp lực đô thị hoá và gia tăng dân số, nhiều khu rừng đã mất đi sự đa dạng của các loài sinh vật. Hệ sinh thái biến cũng đang đứng trước nguy cơ bị giảm sút.

     Ngoài các nguyên nhân do biến đối khí hậu, các hoạt động của con người chính là nguyên nhân gây mất đi sự đa dạng sinh vật, trong đó có thể kể đến như chuyển đổi mục

đích sử dụng đất, đốt rừng làm rẫy,... Mặc dù Việt Nam sở hữu nguồn đa dạng sinh học ở mức cao nhưng những hoạt động khai thác quá mức của con người là nguyên nhân chính làm cạn kiệt nguồn thuỷ sản, đặc biệt là đối với những tài nguyên thuỷ sản ven bờ; bên cạnh đó có những cách khai thác mang tính huỷ diệt gây ảnh hưởng đến sự tồn tại của các loài sinh vật như nổ mìn hay sử dụng hoá chất.

     Ô nhiễm môi trường vẫn đang diễn ra và có chiều hướng gia tăng theo thời gian, nhiều nơi bị ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp bởi khí thải công nghiệp, chất thải đô thị làm ảnh

hưởng đến môi trường sống của sinh vật. Mặt khác, ô nhiễm dầu lại xảy ra tập trung chủ yếu ở các vùng nước cửa sông, ven bờ, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn gen bản địa và nơi sinh sống của các loài sinh vật cửa sông, ven biển.


HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ NGUYÊN NHÂN 

SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM

Tác động của biến đổi khí hậu 

đến tài nguyên rừng

Khai thác lâm sản

Đốt rừng làm nương rẫy

Đánh bắt thủy sản quá mức

  

Ô nhiễm môi trường đe dọa hàng loạt loài di cư trên cạn và dưới nước

https://www.youtube.com/watch?v=QF0hb-W5plc

https://www.youtube.com/watch?v=8ek9qoCG1ic

https://www.youtube.com/watch?v=9-D1oKi63II (0p15s – hết).

HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP

BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM

  

Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà (Nha Trang)

  

Hệ sinh thái tự nhiên Côn Đảo

  

Trồng rừng và bảo vệ rừng

Ngăn chặn, săn bắt,

 tiêu thụ động vật hoang dã

Tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học


KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ 

BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM

HIỆN TRẠNG

NGUYÊN NHÂN

BIỆN PHÁP

- Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật.

- Suy giảm hệ sinh thái.

- Suy giảm nguồn gen.

- Nguyên nhân tự nhiên: bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,...

- Nguyên nhân con người:

+ Khai thác lâm sản đốt rừng làm nương rẫy.

+ Du canh du cư.

+ Sử dụng động - thực vật hoang dã cho nhu cầu đời sống.

+ Đánh bắt thuỷ sản quá mức.

+ Ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt và sản xuất.

+ Sự xâm nhập của các loài ngoại lai.

+ ….

- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia nhằm bảo vệ và khôi phục một số hệ sinh thái tự nhiên, rừng nguyên sinh và động, thực vật quý hiếm.

- Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên - nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật.

- Ngăn chặn nạn phá rừng, săn bắt

động vật hoang dã trái phép, khai thác và đánh bắt thuỷ sản quá mức.

- Xử lí các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống của các loài sinh vật.

- Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ đa dạng sinh học.

Soạn mới giáo án Địa lí 8 KNTT bài 10: Sinh vật Việt Nam

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 8 kết nối mới, soạn giáo án Địa lí 8 mới kết nối bài Sinh vật Việt Nam, giáo án Địa lí 8 kết nối

Soạn mới giáo án Địa lí 8 kết nối


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay