Soạn mới giáo án Địa lí 8 KNTT bài Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Soạn mới Giáo án Địa lí 8 kết nối bài Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ CHUNG 1: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG

 

  1. MỤC TIÊU 
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ; mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính.
  • Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long.
  • Sử dụng các công cụ học tập địa lí, lịch sử như bản đồ, biểu đồ, hình ảnh để trình bày được chế độ nước sông và quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí: 

  • Nhận thức địa lí: nêu được quá trình hình thành và phát triển châu thổ; mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính.
  • Tìm hiểu địa lí: trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: sử dụng được các công cụ học tập địa lí, lịch sử như bản đồ, biểu đồ, hình ảnh để trình bày được chế độ nước sông và quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức chung sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường nước ở hai châu thổ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT, tập bản đồ Lịch sử và Địa lí 8 – Phần Địa lí.
  • Máy tính, máy chiếu. 
  • Số liệu, biểu đồ về lưu lượng nước trung bình của các tháng trong năm ở hai châu thổ.
  • Lược đồ phạm vi, địa hình hiện tại hai châu thổ.
  • Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung chủ đề.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT, tập bản đồ Lịch sử và Địa lí 8 – Phần Địa lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long với nội dung chủ đề.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”.
  2. Sản phẩm: HS trả lời được các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
  3. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS: 

+ Có 8 ô chữ hàng ngang tương ứng với 8 câu hỏi. 

+ HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi để mở ô chữ hàng ngang. 

+ Sau khi mở được từ 5 ô chữ hàng ngang trở lên, HS có quyền đoán ô chữ hàng dọc.

STT

Câu hỏi

Hình ảnh

1

Sông gì có cảng Nhà Rồng?

 

2

Tiễn người đi giữa biên cương

Dòng sông những nhớ cùng thương trùng trùng.

Là sông gì?

 

3

Sông gì nức tiếng giàu sang?

 

4

Sông gì mang tên một loại sắc màu?

 

5

Sông gì đẹp tựa bức tranh

Cố đô soi bóng tên thành nhạc, thơ?

 

6

Sông gì nước chảy đua chen hai dòng?

 

7

Sông gì ngàn thuở lẫy lừng

Bình Nguyên diệt Hán chảy cùng sử xanh?

 

8

Sông gì thường gọi chín rồng?

 

- GV trình chiếu hình ảnh sông Hồng sau khi mở được ô chữ hàng dọc:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xung phong lựa chọn ô chữ, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi để mở ô chữ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-  GV gọi ngẫu nhiên HS lựa chọn ô chữ và trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đưa ra đáp án khác (nếu câu trả lời của HS trước chưa đúng).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Ô chữ chủ đề: SÔNG HỒNG

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long đã bồi đắp nên hai đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta. Vậy hai châu thổ ấy được hình thành và phát triển như thế nào? Con người đã khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của các dòng sông chính trên châu thổ ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng. Chế độ nước sông Hồng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng.

- Mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính của hệ thống sông Hồng.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, khai thác thông tin trong mục 1, hình 1.1, 1.2 SGK tr.157 – 159 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

+ Trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng.

+ Mô tả chế độ nước của sông Hồng.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 và câu trả lời của HS về quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng, chế độ nước sông Hồng và chuẩn kiến thức của GV. 
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, khai thác thông tin trong mục 1.a, hình 1.1 SGK tr.157, 158 và hoàn thành nội dung Phiếu học tập số 1: Trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHIỆM VỤ 1 – HOẠT ĐỘNG 1

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

Khái quát

.....................................................................

.....................................................................

Quá trình hình thành và phát triển

.....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

- GV trình chiếu hình ảnh cho HS quan sát và yêu cầu HS xác định vị trí, phạm vi, miêu tả hình dạng, địa hình của châu thổ sông Hồng (HS có thể quan sát trong SGK tr.103).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm trình bày (GV gọi ngẫu nhiên đại diện 1 – 2 nhóm nhận xét).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Châu thổ sông Hồng là một trong những vùng kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt trong phân công lao động của cả nước, đây là vùng có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào và mặt bằng dân trí cao.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng. Chế độ nước sông Hồng

1.a. Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 - Hoạt động 1.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHIỆM VỤ 1 – HOẠT ĐỘNG 1

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

Khái quát

Rộng khoảng 15000 km2, có dạng tam giác, đỉnh ở Việt Trì (Phú Thọ), đáy là đường bờ biển từ Quảng Yên (Quảng Ninh) đến cửa sông Đáy (Ninh Bình).

Quá trình hình thành và phát triển

Châu thổ sông Hồng được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, kết hợp với tác động của thuỷ triều và sóng biển.

Khi đổ ra biển, phù sa được lắng đọng ở cửa sông và hình thành châu thổ. Cùng với thời gian, châu thổ sông Hồng ngày càng tiến ra biển (ở Kim Sơn - Ninh Bình, Tiền Hải - Thái Bình tốc độ tiến ra biển lên tới hàng chục mét/năm).

Phù sa sông còn có tác dụng bổi cao để hoàn chỉnh bể mặt châu thổ. Để mở rộng diện tích sản xuất đồng thời để phòng chống lũ lụt, ông cha ta đã xây dựng một hệ thống đê dài hàng nghìn ki-lô-mét dọc hai bên bờ sông. Điều này đã làm cho địa hình bể mặt châu thổ có sự thay đổi.

Nhiệm vụ 2: Chế độ nước sông Hồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, khai thác thông tin trong mục 1.b, hình 1.2 SGK tr.158, 159, kết hợp với kiến thức đã học về hệ thống sông Hồng ở bài 6 phần Địa lí để trả lời câu hỏi: Mô tả chế độ nước của sông Hồng.

- GV hướng dẫn, giới thiệu để HS biết cách đọc biểu đồ:

+ Trục tung biểu hiện lưu lượng nước (m3/s).

+ Trục hoành biểu hiện cho 12 tháng.

+ Đường biểu diễn màu xanh là lưu lượng nước trung bình các tháng.

+ Đường biểu diễn màu đỏ là lưu lượng nước trung bình năm.

-  GV gợi ý cho HS:

+ 3 tháng liên tục trở lên có lưu lượng nước trung bình tháng cao hơn lưu lượng nước trung bình năm là mùa lũ (đường biểu diễn màu xanh nằm trên đường biểu diễn màu đỏ).

+ 3 tháng liên tục trở lên có lưu lượng nước trung bình tháng thấp hơn lưu lượng nước trung bình năm là mùa cạn (đường biểu diễn màu xanh nằm dưới đường biểu diễn màu đỏ).

- GV cung cấp thêm hình ảnh, video liên quan đến chế độ nước sông Hồng để HS quan sát (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2 – Hoạt động 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Chế độ nước sông Hồng được chia thành hai mùa rõ rệt, thay đổi theo mùa với một mùa lũ và một mùa cạn, tương ứng với mùa mưa và mùa khô.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1.b. Chế độ nước sông Hồng

- Chế độ nước sông Hồng: tương đối đơn giản, trong năm có một mùa lũ và một mùa cạn rõ rệt.

+ Mùa lũ: 5 tháng (tháng 6 – tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm với các đợt lũ lên nhanh và đột ngột.

+ Mùa cạn: 7 tháng (tháng 11 – tháng 5 năm sau), chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm, mực nước sông hạ thấp rõ rệt.

- Xây dựng hệ thống hồ chứa nước => chế độ nước sông Hồng được điều hòa hơn.

HÌNH ẢNH, VIDEO LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG HỒNG

  

Mùa lũ ở đồng bằng sông Hồng

Video mưa lũ gây ngập lụt ở Lào Cai: 

https://youtu.be/x8hXwMDqB8Q?si=PHwUOzlji-zyIVgD

  

Mùa cạn ở đồng bằng sông Hồng

Video sông, hồ tại Hà Nội cạn nước:

https://youtu.be/ohfrTpKGr3U?si=tnGdai2ldkQe38SV

Hoạt động 2: Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long. Chế độ nước sông Cửu Long

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long.

- Mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính của hệ thống sông Cửu Long.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, khai thác thông tin trong mục 2, hình 1.3, 1.4 SGK tr.159, 160 và trả lời các câu hỏi:

+ Trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long.

+ Mô tả chế độ nước của sông Cửu Long.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 và câu trả lời của HS về quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long, chế độ nước sông Cửu Long và chuẩn kiến thức của GV. 
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, khai thác thông tin trong mục 2.a, hình 1.3 SGK tr.159, 160 và hoàn thành nội dung Phiếu học tập số 2: Trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long.

Hình 1.3. Một phần châu thổ sông Cửu Long

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

NHIỆM VỤ 1 – HOẠT ĐỘNG 2

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG

Khái quát

.....................................................................

.....................................................................

Quá trình hình thành và phát triển

.....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

- GV trình chiếu hình ảnh cho HS quan sát và yêu cầu HS xác định vị trí, phạm vi, miêu tả hình dạng, địa hình của châu thổ sông Cửu Long (HS có thể quan sát trong SGK tr.104).

Lược đồ địa hình đồng bằng sông Cửu Long

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 2.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm trình bày (GV gọi ngẫu nhiên đại diện 1 – 2 nhóm nhận xét).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hệ thống sông Mê Công là một trong những hệ thống sông lớn ở châu Á và thế giới. Việc khai khẩn đồng bằng nơi đây gắn liền với quá trình con người thích ứng với tự nhiên.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. 

2. Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long. Chế độ nước sông Cửu Long

2.a. Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long

Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 - Hoạt động 2.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

NHIỆM VỤ 1 – HOẠT ĐỘNG 2

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 

CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG

Khái quát

Đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, có diện tích hơn 40 nghìn km2, bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và một phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như bán đảo Cà Mau). 

Quá trình hình thành và phát triển

Do không có hệ thống đê ven sông như ở châu thổ sông Hồng nên khi mùa lũ đến, nước sông Cửu Long dâng tràn ngập một vùng rộng khoảng 10 000 km2 (chủ yếu ở Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên), bồi đắp phù sa cho bề mặt châu thổ.

Trước đây, hằng năm châu thổ sông Cửu Long tiến ra biển ở khu vực bán đảo Cà Mau tới hàng trăm mét mỗi năm. Hiện nay, do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hàm lượng phù sa trong nước sông giảm nên nhiều nơi ở ven biển của châu thổ bị sạt lở.

Nhiệm vụ 2: Chế độ nước sông Cửu Long (Mê Công)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, khai thác thông tin trong mục 2.b, hình 1.4 SGK tr.160, kết hợp với kiến thức đã học về hệ thống sông Cửu Long ở bài 6 phần Địa lí để trả lời câu hỏi: Mô tả chế độ nước của sông Cửu Long.

- GV cung cấp thêm hình ảnh, video liên quan đến chế độ nước sông Cửu Long để HS quan sát (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2 – Hoạt động 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Ở châu thổ sông Hồng, vì diện tích nhỏ hẹp, nước lên nhanh và đột ngột, lưu lượng chủ yếu được cung cấp trong vùng do lượng mưa lớn. Ở châu thổ sông Cửu Long, lũ lên chậm vì diện tích rộng lớn lại không có vật cản, nước dâng từ từ ở tất cả vùng. Chế độ nước ở châu thổ sông Cửu Long điều hòa hơn sông Hồng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2.b. Chế độ nước sông Cửu Long (Mê Công)

- Chế độ nước sông Cửu Long: đơn giản, điều hòa, chia thành 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn.

+ Mùa lũ: 5 tháng (tháng 7 – tháng 11), chiếm khoảng 80% lưu lượng dòng chảy cả năm, khi lũ lên và rút đều chậm.

+ Mùa cạn: 7 tháng (tháng 12 – tháng 6 năm sau), chiếm khoảng 20% lưu lượng dòng chảy cả năm.

- Vùng hạ lưu châu thổ: chịu tác động mạnh của chế độ thủy triều.

HÌNH ẢNH, VIDEO LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG CỬU LONG

  

Mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long

Video mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2022:

https://youtu.be/GgLVryy6ZA8?si=ZPfVaq4-1_yIw6Vl

  

Mùa cạn ở đồng bằng sông Cửu Long

Video xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long:

https://youtu.be/xGDBQmtbUkU?si=bZq6DKfBHTl1gdI-

Soạn mới giáo án Địa lí 8 KNTT bài Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 8 kết nối mới, soạn giáo án Địa lí 8 mới kết nối bài Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, giáo án Địa lí 8 kết nối

Soạn mới giáo án Địa lí 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay