Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ CHUNG 2: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về vùng biển đảo Việt Nam với nội dung chủ đề.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video video về cuộc sống của người dân ở Trường Sa:
https://youtu.be/Iq-fqY4XDSY?si=bJy6nm5Wfq5IGgag
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ cảm nghĩ của em về cuộc sống của người dân ở Trường Sa.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chú ý xem video và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên 1 – 2 HS xung phong chia sẻ cảm nghĩ sau khi xem video.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và tóm tắt ý kiến của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Cùng với phần đất liền, biển đảo là không gian sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Hiểu biết về biển đảo sẽ góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Hoạt động 1: Vị trí, phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác hình 11.1, 11.2 bài 11 phần Địa lí (SGK tr.146, 147), thông tin mục 1 (SGK tr.164, 165), kết hợp kiến thức đã học để trả lời câu hỏi: Xác định vị trí, phạm vi của các vùng biển và hải đảo Việt Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục và nhớ lại kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hiện nay, một số đảo và quần đảo của nước ta được tổ chức thành các đơn vị hành chính cấp huyện. - GV mở rộng cho HS thông tin 12 huyện đảo của Việt Nam:
Các huyện, thành phố đảo ở Việt Nam, năm 2022 - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Vị trí, phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam - Bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. - Vùng biển của Việt Nam mở rộng ra tới ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên Biển Đông với diện tích khoảng 1 triệu km2 (gấp hơn ba lần diện tích phần đất liền). - Có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở giữa Biển Đông. |
Hoạt động 2: Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam
+ Nêu các đặc điểm chính về môi trường biển và hải đảo nước ta.
+ Trình bày các tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 2, hình 2.1 SGK tr.165, 166 kết hợp với kiến thức đã học ở bài 12 phần Địa lí để trả lời câu hỏi: + Nhóm 1, 2: Nêu các đặc điểm chính về môi trường biển và hải đảo nước ta. + Nhóm 3, 4: Trình bày các tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam. Tàu thuyền đánh cá ở Mũi Né, Bình Thuận PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục, kết hợp với kiến thức đã học ở bài 12 phần Địa lí và hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Vùng biển và hải đảo nước ta có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường biển và hải đảo đang từng bước được cải thiện với những biện pháp cụ thể: trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ rạn san hô, cải thiện tình trạng ô nhiễm ven bờ,… - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”. GV chia lớp thành 4 nhóm và phổ biến yêu cầu cho các nhóm: + Nhóm 1, 2: Kể tên các bãi biển, địa điểm du lịch biển đảo nổi tiếng của nước ta. + Nhóm 3, 4: Kể tên các loại thủy sản có giá trị cao ở nước ta. Trong vòng 3 phút, đội nào kể được nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc. - GV trình chiếu video, hình ảnh liên quan đến tài nguyên biển đảo của nước ta (đính kèm phía dưới Hoạt động 2). - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2. | ||||||||
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
| |||||||||
VIDEO LIÊN QUAN ĐẾN TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO CỦA NƯỚC TA Video du lịch biển đảo Việt Nam: https://youtu.be/ReOPJxxea-M?si=ykxcYpJg2M_KtX9W Video về ngành xuất khẩu thủy sản năm 2022: https://vtv.vn/kinh-te/2022-nam-but-pha-cua-thuy-san-viet-nam-20221226093727541.htm MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH BIỂN ĐẢO NỔI TIẾNG
MỘT SỐ LOẠI THỦY SẢN CÓ GIÁ TRỊ CAO
|
Hoạt động 3: Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác thông tin trong mục 3 SGK tr.166, 167 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Phân tích thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo Việt Nam. + Nhóm 1, 2: Trình bày những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển kinh tế ở vùng biển đảo nước ta. + Nhóm 3, 4: Phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
- GV định hướng gợi ý cho HS: + Nhóm 1, 2: Phân tích thuận lợi đối với phát triển kinh tế theo từng hoạt động kinh tế biển (khai thác và nuôi trồng thủy sản, làm muối, khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển, du lịch biển đảo). + Nhóm 3, 4: Phân tích thuận lợi từ phía luật pháp quốc tế về biển, sau đó là thuận lợi từ phía luật pháp, chính sách về biển của Việt Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 2. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 2. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Cùng với Biển Đông, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện đang là tiêu điểm của những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ hết sức phức tạp và nhạy cảm. Vì vậy, phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng – an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo cần được quan tâm, chú trọng. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 3. Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Hoạt động 3. | ||||||||||
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
|
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: