Câu 1: Trong đời sống, ta dùng dụng cụ gì để biết chính xác một vật nóng hơn hay lạnh hơn một vật khác?
Trả lời:
Trong đời sống, ta dùng nhiệt kế để biết chính xác một vật nóng hơn hay lạnh hơn một vật khác.
1. Nóng, lạnh và nhiệt độ
Câu 1: Nhiệt độ cho biết sự nóng hay lạnh của một vật, của không khí.
Nhiệt độ có đơn vị là độ C (kí hiệu °C).
Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
Quan sát các hình và trả lời câu hỏi:
Trả lời:
Từ hình, em nhận thấy cốc nước trong hình 1b có nhiệt độ cao hơn vì cốc nước ở hình 1b không có đá trong khi cốc 2a có đá.
Thời tiết trong hình 2 nóng hơn, vì khi đó là mùa hè và nhiệt độ là 36 độ C trong khi hình 3 là mùa đông và nhiệt độ là 12 độ C.
Câu 2: Cùng bạn tìm hiểu về nhiệt độ trong một ngày tại địa phương em.
Trả lời:
Trong những ngày qua, em đã theo dõi nhiệt độ trong một ngày tại địa phương như sau: nhiệt độ lúc sáng là 20 độ C, đến tầm trưa tăng lên 30 độ C và chiều tối giảm nhiệt độ xuống còn 18 độ C.
2. Sử dụng nhiệt kế và cách sử dụng nhiệt kế
Câu 1: Nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ. Các nhiệt kế thông dụng là nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế điện tử (hay nhiệt kế số) và nhiệt kế hồng ngoại.
Quan sát hình 4 và 5, cho biết công dụng của nhiệt kế.
Trả lời:
Từ các hình trên, em nhận thấy nhiệt kế có các công dụng như sau: đo nhiệt độ phòng, nhiệt độ thời tiết, và nhiệt độ cơ thể con người.
Câu 2: Thực hành đo nhiệt độ cơ thể
Chuẩn bị:
Một số nhiệt kế thích hợp để đo nhiệt độ cơ thể.
Thực hiện:
Cùng các bạn đo nhiệt độ cơ thể.
Thảo luận:
So sánh kết quả đo được với nhiệt độ trung bình của cơ thể người khoẻ mạnh là khoảng 37 °C.
Trả lời:
Sau khi thực hành đo nhiệt độ cơ thể, em so sánh được như sau: một số bạn có nhiệt độ thấp hơn 37 độ C, một số bạn nhiệt độ đúng 37 độ C còn một số bạn nhiệt độ cao hơn 37 độ C.