Soạn mới giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức Bài 9: Giao tiếp an toàn trên Internet

Soạn mới Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài Giao tiếp an toàn trên Internet. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 3: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

BÀI 9: GIAO TIẾP AN TOÀN TRÊN INTERNET

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Nêu được một số dạng lừa đảo phổ biến trên không gian số và những biện pháp phòng tránh.
  • Biết giao tiếp một cách văn minh, phù hợp với các quy tắc và văn hóa ứng xử trong môi trường số.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tư duy, khả năng giải quyết vấn đề: HS được phát triển thông qua hoạt động nhóm, nhận biết các hình thức lừa đảo trên Internet và cách phòng tránh.
  • Năng lực hợp tác: Thông qua thảo luận, trao đổi làm việc nhóm.
  1. Phẩm chất
  • Phẩm chất chăm chỉ: chăm chỉ suy nghĩ, trả lời các câu hỏi; hoàn thành bài tập.
  • Phẩm chất kiên trì: đọc hiểu, tiếp thu các kiến thức mới.
  • Phẩm chất cẩn thận: đọc và làm bài một cách cẩn thận.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số clip liên quan tới nội dung bài học, giấy A3.
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Đặt HS vào tình huống thực tiễn chứa đựng vấn đề cần giải quyết.
  3. b) Nội dung: GV dẫn dắt đưa ra câu hỏi cho HS trao đổi, thảo luận để nêu một vài ví dụ cho thấy sự cần thiết phải có các kĩ năng cơ bản khi tham gia mạng xã hội nói riêng, không gian số nói chung.
  4. c) Sản phẩm: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS đọc tình huống trong SGK: Mạng Internet mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần cùng nhiều rủi ro: mất thông tin cá nhân, bị lừa đảo, quấy rối, đối mặt với các thông tin sai lệch, bị lôi kéo tham gia những thử thách nguy hại,… Do vậy, khi tham gia mạng xã hội nói riêng, không gian số nói chung, mỗi người cần trang bị cho mình một số kĩ năng cơ bản như: kĩ năng giao tiếp; kĩ năng đối phó với dư luận và vượt qua khủng hoảng; kĩ năng nhận biết và phòng tránh lừa đảo,…

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và đưa ra cách giải quyết tình huống: Hãy nêu vài ví dụ cho thấy sự cần thiết phải có các kĩ năng đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện một số nhóm trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung:

+ Một số tình huống trong thực tế là:

  • Mất thông tin cá nhân.
  • Bị lừa đảo tài chính …

+ Một số cách giải quyết các tình huống đó:

  • Đặt mật khẩu không dễ đoán.
  • Không nháy chuột vào đường liên kết lạ.
  • Không để lộ thông tin trên mạng xã hội, …

→ GV nhấn mạnh: Việc sử dụng đúng cách mạng Internet và biết cách giao tiếp ứng xử trong môi trường số là rất quan trọng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới – Bài 9: Giao tiếp an toàn trên Internet.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Trao đổi về cách xử lí những tình huống bất thường

  1. a) Mục tiêu: Nhận biết được cách xử lí tình huống, đánh giá và so sánh với tình huống bản thân gặp phải và cách xử lí với tình huống, cách xử lí của các bạn.
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời Hoạt động 1, thảo luận nhóm xây dựng kiến thức bài mới, củng cố bằng cách trả lời Câu hỏi trắc nghiệm SGK trang 46
  3. c) Sản phẩm: HS nắm được một số nguyên tắc nhận biết, phòng tránh lừa đảo trên không gian số; vận dụng kiến thức đã học vào một số tình huống cụ thể.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc Hoạt động 1Trao đổi về cách xử lí những tình huống bất thường SGK trang 43 và nêu cách xử lí tình huống đó.

- GV đặt câu hỏi: Trong những tình huống ấy, em hoặc người quen đã xử lí như thế nào?

- GV giới thiệu: Mục đích của những kẻ lừa đảo thường là tài chính, gây ảnh hưởng tinh thần, thể xác người bị hại. Câu chuyện chúng đưa ra rất khó tin.

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Mục a: GV yêu cầu HS đọc SGK trang 43, 44, sử dụng sơ đồ tư duy vẽ lại nội dung.

GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu ba nguyên tắc khi gặp lừa đảo trên không gian số?

+ Mục b: Với mỗi tình huống thực tế, GV có thể chia nhóm và yêu cầu thể hiện lại nguyên tắc nhận biết và phòng tránh trên bằng nhiều cách khác nhau (vẽ tranh, diễn kịch, hoặc diễn thuyết,…)

GV đặt câu hỏi: Kể tên các dạng lừa đảo thường gặp và biểu hiện của chúng.

- GV yêu cầu HS đọc hộp kiến thức để ghi nhớ kiến thức trọng tâm.

→ GV chốt lại: Trong mọi tình huống HS cần tỉnh táo, bình tĩnh, tuân thủ 3 nguyên tắc đã học: hãy chậm lại; kiểm tra ngay; dừng lại, không gửi.

- GV cho HS đọc và trả lời Câu hỏi SGK trang 46:

Với các tình huống nêu trong Hoạt động 1, những cách nào sau đây là ứng xử cần thiết để phòng tránh những rủi ro?

A. Thực hiện các yêu cầu để đề phòng câu chuyện trở nên phức tạp.

B. Hãy dành thời gian và đặt câu hỏi để tránh bị dồn vào tình huống xấu.

C. Trao đổi với thầy cô giáo, người thân, bạn bè,… để được nghe ý kiến tư vấn.

D. Tìm cách liên hệ trực tiếp với người gửi để làm rõ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi trong phần Hoạt động 1.

- HS lắng nghe yêu cầu thực hiện nhiệm vụ ở mỗi mục.

- HS làm việc cá nhân, trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS trình bày kết quả làm việc của mình.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức.

1. Nhận biết và phòng tránh một số dạng lừa đảo trên không gian số

- Tình huống 1: Em nhận được tin nhắn (qua thư điện tử, điện thoại, mạng xã hội,…)

→ Cách xử lí:

+ Bỏ qua tin nhắn đó.

+ Chuyển tiền theo yêu cầu.

- Tình huống 2: Nhận được thư điện tử từ địa chỉ lạ yêu cầu mở tài liệu hoặc một đường liên kết đính kèm và thực hiện theo yêu cầu.

→ Cách xử lí:

+ Làm theo yêu cầu.

+ Bỏ qua thư đó.

+ Xóa thư.

a) Một số nguyên tắc nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên không gian số

- Ba nguyên tắc khi gặp lừa đảo trên không gian số là:

+ Hãy chậm lại!

+ Kiểm tra ngay!

+ Dừng lại, không gửi!

b) Vận dụng vào một số tình huống cụ thể

- Một số dạng lừa đảo là:

+ Lừa đảo hỗ trợ kĩ thuật: Kẻ lừa đảo thuyết phục rằng thiết bị của nạn nhân gặp sự cố và cần thanh toán ngay để khắc phục (sự cố không hề tồn tại)

+ Lừa đảo dưới dạng thông báo tin tốt: Kẻ lừa đảo thông báo nạn nhân trúng thưởng hay nhận phiếu mua hàng nhưng phải trả phí để nhận thưởng.

+ Lừa đảo dưới dạng thông báo tin xấu: Nạn nhân nhận thông báo thanh toán khoản tiền nào đó từ người tự xưng là nhân viên nhà nước.

+ Lừa đảo qua website giả mạo các trang thương mại điện tử phổ biến: Một số đối tượng tạo trang web giả, gửi đường liên kết trang lừa đảo này để hướng dẫn khách hàng mua những món đồ giá rẻ.

Câu hỏi:

Đáp án: C.

 

 Hoạt động 2: Quy tắc ứng xử chung trong môi trường số

  1. a) Mục tiêu: HS nắm được các quy tắc ứng xử trong môi trường số.
  2. b) Nội dung: HS đọc hiểu kiến thức để biết được các quy tắc ứng xử, điều nên làm và không nên làm trong môi trường số.
  3. c) Sản phẩm:

- HS nêu được 4 quy tắc ứng xử chính; 5 điều nên làm và 5 điều không nên làm.

- HS hoàn thành câu hỏi củng cố kiến thức trong SGK trang 48.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt: Khi bắt đầu sử dụng mạng Internet là em bắt đầu trở thành một công dân số, được tiếp cận với cả những lợi ích và rủi ro trên mạng.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK trang 47 và hoạt động nhóm 4-5 người, thực hiện nhiệm vụ:

+ GV yêu cầu HS diễn giải chi tiết các nội dung trong hình 9.1 với 4 quy tắc.

GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Nối hình” để nhận biết nội dung của 4 quy tắc ứng xử.

+ GV yêu cầu HS diễn giải nội dung 5 điều nên làm và 5 điều không nên làm bằng cách đặt câu hỏi: Em hãy nêu một số điều nên làm và không nên làm khi tham gia mạng xã hội.

- GV yêu cầu HS đọc khung kiến thức để ghi nhớ kiến thức trọng tâm.

- GV cho HS làm Câu hỏi để củng cố kiến thức (SGK – tr48) theo nhóm bàn:

+ Câu 1: Những việc nào sau đây cần được khuyến khích khi tham gia môi trường số?

A. Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng kí, tham gia mạng xã hội.

B. Chia sẻ thông tin từ mọi nguồn khác nhau.

C. Mạng xã hội là môi trường ảo, do vậy không cần quá câu nệ về câu chữ.

D. Cần được sự đồng ý khi chia sẻ hình ảnh và chuyện riêng tư của bạn bè.

+ Câu 2: Những quan niệm nào sau đây là không đúng?

A. Mọi tin nhắn, hình ảnh và video đăng tải lên mạng đều có thể thu hồi.

B. Cần nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản của tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo.

C. Cần phê phán các từ ngữ không mang tính phổ thông, nặng bản sắc vùng miền.

D. Trong ứng xử trên mạng xã hội được phép làm mọi điều pháp luật không cấm.

E. Không cho mượn, cho thuê giấy tờ cá nhân hoặc thẻ ngân hàng; không bán, cho mượn tài khoản; không nhận chuyển khoản hay nhận tiền cho người không quen,…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, thực hiện nhiệm vụ.

- HS hoàn thành các yêu cầu, hoạt động nhóm, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát để nắm bắt được tình hình tiếp thu kiến thức của HS để có điều chỉnh kịp thời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Các nhóm xung phong thực hiện minh họa.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức.

2. Giao tiếp và ứng xử trong môi trường số

- Nội dung của 4 quy tắc ứng xử:

- 5 điều nên làm khi tham gia mạng xã hội:

+ Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản quy định.

+ Tuyên truyền và tham gia hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn, có văn hóa.

+ Chia sẻ thông tin chính thống, thông tin tích cực.

+ Quảng bá hình ảnh tốt đẹp của con người Việt Nam.

+ Quản lí, bảo mật thông tin cá nhân, thông báo kịp thời với cơ quan chức năng và người thân khi bị mất quyền kiểm soát.

- 5 điều không nên làm khi tham gia mạng xã hội:

+ Đăng tải nội dung vi phạm pháp luật.

+ Sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực.

+ Sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vô văn hóa.

+ Tung tin giả, sai sự thật hoặc xúc phạm cá nhân, tổ chức.

+ Quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép.

Câu hỏi:

Câu 1:

Đáp án: A, B, D.

Câu 2:

Đáp án: A, C.

Soạn mới giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức Bài 9: Giao tiếp an toàn trên Internet

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức mới, soạn giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài Giao tiếp an toàn trên Internet, giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

Soạn giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay