[toc:ul]
Câu hỏi 1: Tình cảm, cảm xúc thương nhớ người mẹ được thể hiện qua những từ ngữ hình ảnh: Lòng rười rượi buồn theo thời dĩ vãng, Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời, Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ.
Câu hỏi 2: Cách ngắt nhịp đều đặn, chủ yếu của bài thơ là 4/3, trừ câu thứ hai ngắt nhịp 2/2/3, gieo vần chủ yếu là vần thông. Tác dụng thể hiện cảm xúc trầm buồn, nhớ thương.
Câu hỏi 3: Kí ức về mẹ trong tâm tưởng của nhân vật “tôi” gắn liền với hình ảnh mẹ đưa áo ra giậu phơi mỗi khi có nắng mới về. Bên song cửa ngập tràn “nắng mới” vào khoảnh khắc yên ắng, tĩnh lặng của một buổi trưa buồn, bất chợt nhìn ra giậu thưa, nhà thơ bắt gặp hình ảnh quen thuộc của mẹ lúc còn sống. Những kí ức thân thương về mẹ sống dậy trong tâm tưởng của nhà thơ từ dáng dấp thấp thoáng sau chiếc “áo đỏ” đến “nét cười đen nhánh sau tay áo”. Ở khổ thứ hai hình ảnh người mẹ chưa được khắc họa trực tiếp mà chỉ thoáng ẩn hiện sau màu áo đỏ sau lưng giậu thưa đậm màu nắng mới. Có lẽ đó là những kí ức đẹp đẽ, thân thương nhất về người mẹ còn đọng lại trong tâm trí của một đứa trẻ lên mười nên cả không gian ấy trong cảm nhận của nhà thơ thật tươi vui đầy sức sống “nắng mới reo ngoài nội”. Màu đỏ của chiếc áo đã làm cho hình ảnh người mẹ phơi áo trở thành một điểm son trong nỗi nhớ về tuổi thơ của nhân vật “tôi”. Sang đến khổ thứ 3 chân dung người mẹ dần hiện ra rõ nét hơn với một nét cười vừa lấp lánh tỏa sáng, vừa kín đáo nhẹ nhàng. Đến đây hình ảnh người mẹ hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ với đầy đủ nét duyên dáng, hiền từ của người phụ nữ Việt thuở xưa.
Câu hỏi 4: Cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt tác phẩm là nỗi nhớ về mẹ trong kí ức tuổi thơ của tác giả. Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam đó là tình cảm yêu thương gia đình.