Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 2: Thực hành tiếng Việt

Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 2: Thực hành tiếng Việt. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

I. LÍ THUYẾT

1. Từ láy

-  Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đàu và ván) giống nhau tạo thành, ví dụ: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ,..

2. Ẩn dụ

- Ẩn dụ là biện pháp tu từ , sự vât, hiện tượng này được gọi tên bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1

a, từ láy: chắt chiu, dãi dầu

=> tác dụng: tăng sức gợi hình cho hình ảnh thơ, thể hiện sự vất vả, dành dụm, chăm chút của mẹ dành cho con.

b, từ láy: nghẹn ngào

=> tác dụng:  thể hiện tình cảm yêu thương dâng trào của người con với mẹ của mình.

Bài tập 2

- Ẩn dụ: cái trăng vàng/ cái trăng tròn/ cái trăng còn nằm nôi/ cái Mặt Trời bé con → chỉ người con.

- Tác dụng:

+ Tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ của người mẹ với con: với mẹ con là trăng, là Mặt Trời, dù ngày hay đêm, con vẫn mãi là điều quan trọng nhất.

Bài tập 3

a) cái khuyết tròn đầy tương đồng với đứa con còn nhỏ, chưa phát triển toàn diện.

b)

+ Ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả lao động.

+ Kẻ trồng cây tương đồng phẩm chất với những người lao động tạo ra thành quả.

c) 

+ mực - đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất);

+ đèn - rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất);

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 2: Thực hành tiếng Việt, Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 tập 1 Cánh Diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net