Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 4: Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ

Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 4: Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tên: Nguyễn Đăng Mạnh

- Năm sinh – năm mất: 1930 – 2018

-  Quê ở Hà Nội. 

-  Ông được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. 

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích Tuyển tập Nguyễn Đăng Mạnh, tập 1, 2005.

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

3. Đọc, chú thích

- Thể loại: VB nghị luận văn học

- Vấn đề nghị luận: viết về Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ.

4. Bố cục: 3 phần

- P1: Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm.

- P2: Tuổi thơ thiếu tình thương của Nguyên Hồng.

- P3: Hoàn cảnh sống cực khổ của Nguyên Hồng.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm.

- Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc

- Nghệ thuật: Liệt kê, điệp từ, điệp cấu trúc "Khóc khi...."

- Không biết Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần.

- Mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt từ trái tim nhạy cảm. → So sánh.

=>  Tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động của Nguyên Hồng

2. Tuổi thơ thiếu tình thương của Nguyên Hồng

- Lí lẽ: Con người ấy thiếu thốn tình thương từ nhỏ nên luôn khao khát tình thương và dễ cảm thông với những người bất hạnh.

- Dẫn chứng :

+ Hoàn cảnh gia đình éo le

+ Bị khinh ghét, sống trong cô đơn

=> Nguyên Hồng có một tuổi thơ bất hạnh, thiếu thốn, khao khát cả vật chất lẫn tình thương nên luôn khao khát tình thương và dễ thông cảm với người bất hạnh.

3. Hoàn cảnh sống cơ cực của Nguyên Hồng

- Hoàn cảnh sống cực khôt

=> tạo nên chất dân nghèo, chất lao động ở Nguyên Hồng.

+ Vẻ ngoài: thoạt đầu tiếp xúc không thể phân biệt với những người dân lam lũ hay những bác thợ cày nước da sạm màu nắng gió.

+ Lối sinh hoạt: thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp, ứng xử, thích thú riêng trong ăn uống,...

=> Chất dân nghèo, lao động thấm sâu vào văn chương ông.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – Ý nghĩa:

* Nội dung: VB đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông.

2. Nghệ thuật

- Văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ.

- Sử dụng một số biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, điệp.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 4: Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ, Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 4, Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 tập 1 Cánh Diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net