Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 1: Nói và nghe

Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 1: Nói và nghe. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG

I.  YÊU CẦU ĐỐI KHI TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG

- Khái niệm:  Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống là nêu lên những suy nghĩ của người nói trước một vấn đề trong đời sống; đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của mình, nhằm thuyết phục người nghe.

- Yêu cầu:

+ Xác định được vấn đề có ý kiến.

+ Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.

+ Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ như tranh, ảnh, máy chiếu… (nếu có) và chú ý kĩ năng thuyết trình trước tập thể.

II. CHUẨN BỊ BÀI NÓI

Đề bài: Các văn bản đã học như: Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi), Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng), Buổi học cuối cùng (Đô-đê),… đều nói đến những biểu hiện của lòng yêu nước. Ý kiến của em như thế nào?

- Lập dàn ý:

+ Mở đầu: Nêu vấn đề cần trình bày.

+ Nội dung chính: Dựa vào các ý đã tìm được, trình bày ý kiến của em theo một trình tự nhất định.

+ Kết thúc: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ với cuộc sống hiện nay.

III. TRÌNH BÀY BÀI NÓI

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Nhóm:……………………………………….

Tiêu chí

Mức độ

Chưa đạt (0 điểm)

Đạt (1 điểm)

Tốt (2 điếm)

1. Trao đổi được ý kiến về

Chưa thể hiện được ý kiến của người nói về lòng yêu nước thể hiện trong ba văn bản.

Thể hiện được ý kiến của người nói về về lòng yêu nước thể hiện trong ba văn bản.

Thể hiện được ý kiến của người nói về lòng yêu nước thể hiện trong ba văn bản một cách rõ ràng, ấn tượng

2. Đưa ra được các lí lẽ và bằng

chứng

Chưa đưa ra được các lí lẽ và bằng chứng từ 3 tác phẩm phù hợp với vấn đề bàn luận.

Đưa ra được các lí lẽ và bằng chứng từ 3 tác phẩm phù hợp với vấn đề bàn luận.

Đưa ra được các lí lẽ và bằng chứng từ 3 tác phẩm thuyết phục, sâu sắc, tiêu biểu, phù hợp với vấn đề bàn luận.

3. Nói rõ ràng, truyền cảm

Nói nhỏ, khó nghe; nói lặp lại, ngập ngừng nhiều lần

Nói rõ nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng một vài câu.

Nói rõ, truyền cảm, hầu như không lặp lại hay ngập ngừng.

4. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt....) phù hợp.

Điệu bộ thiếu tự tin, chưa có sự tương tác (ánh mắt, cử chỉ,...) với người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp với nội dung trình bày.

Điệu bộ tự tin, có sự tương tác (ánh mắt, cử chi,...) với người nghe; nét mặt biểu cảm khá phù hợp với nội dung trình bày.

Điệu bộ rất tự tin, có sự tương tác tích cực (ánh mắt, cử chi,...) với người nghe; nét mặt biểu cảm rất phù hợp với nội dung trình bày.

5. Trao đổi tích cực với người nghe

Chưa trao đổi được với người nghe.

Trao đổi được với người nghe một số nội dung cơ bản.

Trao đổi tích cực với người nghe  những vấn đề đặt ra.

TỔNG ĐIỂM: …………/10 ĐIỂM

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 1: Nói và nghe, Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Ngữ văn cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net