Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 4: Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam"

Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 4: Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam". Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

-    Tên: Bùi Hồng

-    Năm sinh – năm mất: 1931 -2012

-    Quê quán: Tiền Giang

2. Tác phẩm

-  Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng Phương Nam là một tác phẩm nghị luận văn học mà tác giả Bùi Hồng dành để phân tích về cái tài của nhà văn Đoàn Giỏi trong việc miêu ta thiên nhiên cũng như cuộc sống của con người miền sông nước Nam Bộ mà đại diện là những nhân vật như chú Võ Tòng, bác Hai.

3.  Đọc văn bản

-  Thể loại: nghị luận văn học

-  Bố cục: 3 phần

      + Phần 1: từ đầu cho đến hợp với đại chúng trẻ em: Đặt vấn đề khái quát đặc điểm của truyện Đất rừng phương Nam.

      + Phần 2: Tiếp cho đến dãy trường thành vô tận: Điểm mạnh của nhà văn Đoàn Giỏi cùng những lí lẽ dẫn chứng

      + Phần 3: Còn lại: Nói về nét đặc trưng của con người nhân vật trong đất rừng phương Nam

-    Nội dung: Văn bản nói về sự tài tình của Đoàn Giỏi trong việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên cũng như tính cách con người trong tác phẩm đất rừng phương Nam.

-    Nhan đề của văn bản thể hiện được hình ảnh thiên nhiên cũng như con người trong truyện đất rừng phương Nam. 

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Thiên nhiên phong phú của trong đất rừng phương Nam

-  Nhà văn Đoàn Giỏi là một trong những nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú điều này thể hiện qua việc ông đã dùng vốn sống ấy đi vào miêu tả thiên nhiên, động vật tại rừng U Minh trong tác phẩm Đất rừng Phương Nam.

-  Ông đã từng viết 1 loạt sách về các con vật trên rừng, dưới biển, trong đó mỗi con đều kể đến trên dưới 50 trang sách….

-  Ông đưa người đọc từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác: ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi…

-  Đoàn Giỏi miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên rừng U Minh dưới ánh mặt trời: Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời chẳng khác nào cây nến khổng lồ….

-  Dòng sông NĂm Căn: nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống….

2. Nhân vật được nhắc trong truyện Đất rừng phương Nam

-    Tác giả Đoàn Giỏi không nhiều lời chỉ vài ba nét về các nhân vật:

-    Dì Tư béo: lời nói ngọt nhạt, cái túi tiền thâm đen, căng phồng,  bóng mỡ của dì Tư Béo….

-    Lão Ba Ngù: cái áo vắt vai,  câu đối thoại ngật ngưỡng,  hài hước, dở tỉnh, dở say….

-    Hai nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhất là: Chú Võ Tòng và bác Hai bắt rắn.

+ Chú Võ Tòng:

  • Ngoại hinh: hai hố mắt sâu hoắm. một cặp mắt trắng dã, sắc như dao, mái tóc hung hung như bờm ngựa phủ dài xuống gáy, chỗ gò má bên phải năm vết sẹo dài sả xuống từ thái dương vắt đến cổ như móng cọp cào…
  • Lai lịch: Bí ẩn
  • Tính cách: Gan dạ, dũng cảm….

-Không ai biết lai lịch của chú, tên Võ Tòng do mọi người đặt cho sau khi chú giết hổ.

 + Bác Hai bắt rắn:

  • Ngoại hình: gương mặt khoáng đạt, rất dễ mến, làn da như mặt người trẻ, khóe mắt và vầng trán có mấy đường nhăn, đôi mắt to, sáng quắc, chân mày rậm đen…
  • Lai lịch: Ông trốn tù, đưa vợ con trốn vào rừng U Minh
  • Tính cách: tính cách phóng khoáng, tự tin của một người sống tự do và từng trải….

-    Hai nhân vật chú Võ Tòng và bác Hai bắt rắn có những sự giống và khác nhau như sau:

-    Giống nhau:

+ Hoàn cảnh: Hai người đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ. Bị chúng cướp công, cướp người yêu và cướp vợ => Họ đánh lại và bị tù.

+ Lí tưởng: Sau khi ra tù họ vào rừng U Minh sống, hai con người cùng chung lí tưởng đánh giặc cứu nước.

-  Khác nhau:

+ Ngoại hình:

- Chú Võ Tòng: nét mặt thể hiện sự dữ dằn với đôi mắt sâu hoắm, sắc như dao, tóc dài như bờm ngựa, 5 vết sẹo dài như cọp cào từ thái dương xuống cổ….=> Ngoại hình có phần dữ dằn, lầm lì….

- Bác Hai bắt rắn: Đôi mắt sáng quắc, làn da mặt như người trẻ, chân mày rậm đen, thể hiện sự phóng khoáng tự tin,…. => thể hiện sự khoáng đạt, dễ mến…

  + Nghề nghiệp:

-Bác Hai Bắt rắn: trốn tù trở về đưa vợ con trốn vào rừng U Minh kiếm sống bằng đủ thứ nghề: bắt rắn, lấy mật, săn cá sấu…

Chú Võ Tòng: Sau khi gây án, chú đến đầu thú đi tù về vợ làm vợ nhỏ địa chủ, con chết chú ko trả thù mà vào rừng làm nghề săn bẫy thú.

3. Dẫn dắt một số lý lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết.

Lý lẽ

Bằng chứng

- Trong đất rừng Phương Nam ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác

- Đoàn Giỏi là một nhà thơ một thi sĩ của đất rừng phương Nam.

- Để nói về con người nơi đất rừng phương Nam ông không nhiều lời chỉ vài ba nét

- Ba ba to bằng cái nia, kì đá lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sâu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi…

- Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời chẳng khác gì  những cây nến khổng lồ, … Dòng Năm Căn nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch, con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận…

- Những lời nói ngọt nhạt, cái túi tiền thâm đen, căng phồng, bóng mỡ của dì Tư Béo; cái áo vắt vai và những câu đối thoại ngật ngưỡng , hài hước, dở tỉnh dở say của lão Ba Ngù….

4. Nội dung và mục đích chính của văn bản

-    Nội dung: THể hiện vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp con người đất rừng phương Nam

-    Nghệ thuật: Thuyết phục người nghe bằng lí lẽ dẫn chứng, lập luận xác đáng thuyết phục

-  Mục đích chính của văn bản này đó chính là làm rõ vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. Trả lời được câu hỏi “Thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào trong tác phẩm Đất rừng Phương Nam?

-  Nội dung các phần trong bài đã thể hiện trọn vẹn mục đích trên.

 + Phần 1: Đặt vấn đề

 + Phần 2: Triển khai vấn đề vẻ đẹp thiên nhiên trong đất rừng phương Nam

+ Phần 3; Triển khai vấn đề vẻ đẹp con người trong đất rừng phương Nam và kết thúc vấn đề

III. TỔNG KẾT

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 4: Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam", Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Ngữ văn cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net