[toc:ul]
CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Dựa vào lược đồ trên, hãy so sánh sự thay đổi lãnh thổ các nước Châu Âu năm 1923 với năm 1914?
Câu 2: Nêu những nét nổi bật của cao trào cách mạng 1918 – 1923?
Câu 3: Qua các nội dung hoạt động của Đại hội II và Đại hội VII, hãy nhận xét về vai trò của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới?
Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã gây ra những hậu quả gì?
Câu 5: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Câu 6: Mặt trận Nhân dân Pháp đã giành được thắng lợi như thế nào?
CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Trình bày các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1918 – 1939)?
Câu 2: Nêu những hậu quả về chính trị, xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đối với các nước tư bản?
Câu 3: Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: So sánh sự thay đổi lãnh thổ các nước Châu Âu năm 1923 với năm 1914:
Câu 2: Những nét nổi bật của cao trào cách mạng 1918 – 1923 là: Mang tính quần chúng rộng lớn, Không dừng lại ở yêu sách kinh tế, thể hiện tính tích cực về chính trị, thành lập các nước Cộng hòa Xô viết.
Câu 3: Nội dung hoạt động của Đại hội II và Đại hội VII:
- Nhận xét vai trò của Quốc tế Cộng sản: là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã gây ra những hậu quả:
Câu 5: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới vì: Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập.
-> Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Câu 6: Mặt trận Nhân dân Pháp đã giành được thắng lợi:
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1918 – 1939):
Câu 2: Những hậu quả về chính trị, xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đối với các nước tư bản:
=> Anh, Pháp, Mĩ tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, Đức, Ý, Nhật thiết lập chế độ độc tài, phát xít.
Câu 3: Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh đã diễn ra:
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Dựa vào lược đồ trên, so sánh sự thay đổi lãnh thổ các nước Châu Âu năm 1923 với năm 1914 như sau:
* Chiến tranh thứ nhất kết thúc, trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc – xai – Oa – sinh – tơn được thiết lập đưa tới:
- Sự thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế
-Làm thay đổi bản đồ chính trị châu Âu:
Câu 2: Những nét nổi bật của cao trào cách mạng 1918 – 1923 là:
- Mang tính quần chúng rộng lớn
- Không dừng lại ở yêu sách kinh tế.
- Thể hiện tính tích cực về chính trị, thành lập các nước Cộng hòa Xô viết.
=> Những năm 1924 – 1929, phong trào công nhân tạm thời lắng xuống. Tuy thế các cuộc đấu tranh đòi cải thiện điều kiện làm việc, chế độ tiền lương, đòi tự do dân chủ vẫn tiếp diễn.
Câu 3: Qua các nội dung hoạt động của Đại hội II và Đại hội VII, ta có nhận xét về vai trò của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới như sau:
* Nội dung hoạt động:
- Từ 1919 - 1943, Quốc tế Cộng sản tiến hành 7 lần đại hội, vạch ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới.
- Tại đại hội lần II (1920), Quốc tế Cộng sản đã thông qua “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” do Lê-nin khởi thảo.
- Tại đại hội VII (1935) Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận thống nhất công nhân nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.
- Năm 1943 tự giải tán, do tình hình thế giới thay đổi.
* Nhận xét vai trò của Quốc tế Cộng sản:
- Quốc tế Cộng sản là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
- Quốc tế Cộng sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã gây ra những hậu quả:
* Về kinh tế:
- Tàn phá kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa.
- Kết thúc thời kì phát triển ổn định của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chuyển sang giai đoạn khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
* Về chính trị - xã hội:
- Hàng chục vạn công nhân thất nghiệp.
- Nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.
- Nhiều cuộc đấu tranh của những người thất nghiệp diễn ra khắp các nước.
Câu 5: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới vì:
- Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát.
1. Các nước Đức, Italia, Nhật Bản...
2. Các nước Mĩ, Anh, Pháp..
=> Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Câu 6: Mặt trận Nhân dân Pháp đã giành được thắng lợi được thể hiện như sau:
- Trước thảm họa của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản (đại hội VII), phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, Italia, Tiệp Khắc, Hi Lạp, Tây Ban Nha...
-> Tháng 5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong tổng tuyển cử, bảo vệ được nền dân chủ, Pháp thoát khỏi những hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.
-> Tháng 2/1936, ở Tây Ban Nha, Mặt trận nhân dân giành thắng lợi trong tổng tuyển cử nhưng các thế lực phát xít do Phrancô cầm đầu đã gây nội chiến, thủ tiêu nền cộng hòa.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1918 – 1939):
- Giai đoạn 1918 – 1923: Các nước tư bản (Trừ Mĩ) lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị,
=> Biểu hiện ở sự suy sụp về kinh tế và cao trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ.
- Giai đoạn 1924 – 1929:
- Giai đoạn 1929 – 1933: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ở các nước tư bản chủ nghĩa để lại những hậu quả nặng nề
=> Kinh tế, chính trị - xã hội đối với các nước tư bản bị khủng hoảng nặng nề
- Giai đoạn 1933 – 1939:
Câu 2: Những hậu quả về chính trị, xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đối với các nước tư bản:
* Về kinh tế:
- Tàn phá kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa.
- Kết thúc thời kì phát triển ổn định của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chuyển sang giai đoạn khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
* Về chính trị - xã hội:
- Hàng chục vạn công nhân thất nghiệp.
- Nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.
- Nhiều cuộc đấu tranh của những người thất nghiệp diễn ra khắp các nước.
* Để thoát khỏi khủng hoảng, các nước đã:
- Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội: Anh, Pháp, Mĩ
- Thiết lập chế độ độc tài, phát xít: Đức, Ý, Nhật …
Câu 3: Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh đã diễn ra như sau:
- Tháng 7/1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII chỉ đạo cho các Đảng Cộng sản thành lập Mặt Trận nhân dân chống phát xít.
- Thực hiện chủ trương của Quốc tế Cộng sản. Mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập ở Pháp, I – ta –li –a, Tiệp Khắc, Hi Lạp, Tây Ban Nha…
- Mặt trận nhân dân Tây Ban Nha thành lập vòa tháng 2 năm 1936.
=> Cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha cuối cùng thất bại.
- Mặt trận nhân dân Pháp thành lập 5/1936.
=> Phong trào Mặt trận nhân dân đã bảo vệ được nền dân chủ đưa nước Pháp vượt qua hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.