Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 KNTT Chuyên đề 2 Phần 3: Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp (P1)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập ngữ văn 11 bộ sách mới kết nối tri thức Chuyên đề 2 Phần 3: Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/….

Ngày dạy: …/…/…

PHẦN 3: VẬN DỤNG CÁC YẾU TỐ MỚI CỦA NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

- HS nắm bắt được các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp

- Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ vào trong giao tiếp.

  1. Về năng lực

Năng lực chung

- Rèn luyện nếp tư duy khoa học, biết vận dụng một số thao tác tư duy cơ bản nhằm chiếm lĩnh tri thức.

Năng lực đặc thù

- Biết liên kết nhiều nội dung tri thức, kĩ năng trong quá trình học tập để phát triển năng lực.

- Giải quyết được một vấn đề học tập mang tính phức hợp, đòi hỏi có sự kết nối với thực tiễn và tìm ra được các chiến lược, cách thức giải quyết vấn đề.

  1. Về phẩm chất:

- Yêu thích ngôn ngữ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

- Có ý thức giữ gìn, trân trọng những giá trị văn hóa ông cha để lại.

- Tinh thần hợp tác, trách nhiệm khi làm việc tập thể.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị dạy học

- Tranh, ảnh, bảng biểu, video clip liên quan đến nội dung bài học, máy tính có kết nối internet, máy chiếu,…

- Phiếu học tập của HS để chuẩn bị thảo luận.

- Bút màu, giấy A0 để trình bày sản phẩm

  1. Học liệu

- Sách chuyên đề, SGK, SGV, sách tham khảo,…

- Tài liệu tham khảo mà học sinh thu thập được về ngôn ngữ.

- Sản phẩm của học sinh sau khi hoàn thành phần 3 của chuyên đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mớ, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp.
  3. Nội dung : HS trả lời cá nhân để giải quyết câu hỏi đặt ra ở đầu bài
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV đặt câu hỏi:

  • Bạn có nghĩ rằng việc chêm xen tiếng Anh vào câu nói tiếng Việt của giới trẻ hiện nay là vấn đề đáng ngại không? Vì sao?
  • Cho biết một số trường hợp dùng từ ngữ mới mà theo bạn là cần thiết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS xem, suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả

  • Dự kiến câu trả lời của HS

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tâp và kết luận

  • Nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới.

Gợi ý:

  • GV có thể để HS phát biểu tùy theo cảm nhận của mình. Song việc chêm xen tiếng Anh vào các câu nói tiếng Việt chỉ có thể được chấp nhận trong một số tình huống giao tiếp cụ thể và với mức độ hạn chế.
  • Một số trường hợp dùng từ ngữ mới mà theo em là cần thiết bao gồm có: Cách chêm xen từ ngữ tiếng Anh trong câu tiếng Việt: thank anh, sorry bạn, book vé máy bay, chuyến bay bị delay, check thư, đu trend….

GV dẫn dắt: Sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội trên tất cả các phương diện đã ảnh hưởng sâu sắc đến con người trong đó có ngôn ngữ giao tiếp. HIện tại việc vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp đang được sử dụng phổ biến ở giới trẻ. Vậy cụ thể nó đã ứng dụng thế nào thì hãy cùng tìm hiểu ở phần 3 Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp ngay sau đây.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa việc tuân thủ chuẩn của ngôn ngữ với việc sáng tạo để ngôn ngữ phát triển

  1. Mục tiêu: HS hiểu được mối quan hệ giữa việc tuân thủ chuẩn của ngôn ngữ với việc sáng tạo để ngôn ngữ phát triển
  2. Nội dung thực hiện: GV cho HS tìm hiểu mối quan hệ giữa việc tuân thủ chuẩn của ngôn ngữ với việc sáng tạo để ngôn ngữ phát triển
  3. Sản phẩm: Tìm hiểu của HS.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ : Mối quan hệ giữa việc tuân thủ chuẩn của ngôn ngữ với việc sáng tạo để ngôn ngữ phát triển

 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời:

+ Bạn hiểu như thế nào về chuẩn của ngôn ngữ trong tiếng Việt?

+ Vì sao chúng ta cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

+ Để giữ gìn sự và phát triển ngôn ngữ của dân tộc mỗi cá nhân cần chú ý điều gì?

+ Có nhiều trường hợp không thể thay thế từ Hán Việt bằng những từ ngữ “thuần Việt” đồng nghĩa, chẳng hạn không thể thay thế phi công bằng người lái máy bay. Thay máy bay trực thăng bằng máy bay lên thẳng. Hãy tìm thêm ví dụ.

-       HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mối quan hệ giữa việc tuân thủ chuẩn của ngôn ngữ với việc sáng tạo để ngôn ngữ phát triển

- Chuẩn ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng được thể hiện ở các bình của hệ thống: ngữ ẩm, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp và các yêu cầu về tạo lập văn bản. Chuẩn dựa trên hệ thống những quy tắc được xác lập qua hàng nghìn năm phát triển của ngôn ngữ, làm cơ sở cho hoạt động giao tiếp hằng ngày của các thành viên trong một cộng đồng. Viết đúng chính tả, sử dụng từ ngữ phù hợp đặt câu đúng quy tắc ngữ pháp, tạo lập văn bản đảm bảo tính mạch lạc, liên kết và phù hợp với mục đích giao tiếp là thuân thủ chuẩn tiếng Việt.

+ Về ngữ âm tiếng Việt không quy định giọng của vùng miền nào được coi là chuẩn và toàn dân phải tuân theo. Mỗi người Việt có thể nói theo giọng của một vùng miền miễn sao cách phát âm không gây trở ngại trong giao tiếp đặc biệt là cần tránh những lỗi phát âm dễ gây nhầm lần và có hiệu ứng tiêu cực trong giao tiếp.

-       Những quy định tạo nên chuẩn của ngôn ngữ không phải là bất biến. Tuân thủ chuẩn mực ngôn ngữ không có nghĩa là chỉ giữ nguyên vẹn cái vốn có từ các thế hệ trước và không tiếp nhận những yếu tố mới vào hệ thống.

-        Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là giữ gìn chuẩn ngôn ngữ mà tiếng Việt đang có trước hết để giữ gìn một phương tiện giao tiếp quan trọng. Nếu sử dụng tiếng Việt tùy tiện không theo đúng quy định chung được coi là chuẩn thì tiếng Việt có thể bị mất tính hệ thống, giảm hiệu quả sử dụng, chẳng hạn sẽ gây hiểu lầm làm giảm sự tinh tế trong biểu đạt, mất đi lời hay ý đẹp… và có thể ảnh hưởng đến cả tư duy của chính người sử dụng.

-        Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt còn thể hiện trách nhiệm của mỗi người đối với di sản văn hóa dân tộc như Bác Hồ đã khẳng định “ tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu dài và cô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó quý trọng nó làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”.

-        Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước hết chúng ta cần có tình yêu, sự quý trọng, lòng tự hào đối với di sản của cha ông để lại Nhưng như vậy thì chưa đủ. Mỗi người cần có hiểu biết về chuẩn ngôn ngữ thể hiện qua yêu cầu phát âm, quy định chính tả, cách dùng từ, quy tắc đặt câu và tạo lập văn bản. Rèn luyện kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng trong việc biểu đạt các ý tưởng và thông tin, tạo ý thức, thói quen nói đúng, viết đúng, chú trọng tính văn hóa, lịch sự của lời nói. Hiểu biết giúp chúng ta phân biệt được bản chất của hiện tượng để tránh quan điểm cực đoan. Một mặt, không lạm dụng tiếng nước ngoài khi tiếng Việt vẫn có từ ngữ đáp ứng nhu cầu giao tiếp để tránh cho tiếng Việt bị pha tạp, nhưng mặt khác, không có quan điểm và thái độ bảo thủ, loại bỏ cơ hội tiếp nhận các yếu tố mới để làm giàu cho ngôn ngữ của dân tộc mình.

-       Có nhiều trường hợp không thể dùng các từ thuần Việt thay thế cho từ Hán Việt được: phu nhân- vợ, nhi đồng – trẻ em, mĩ nữ - người đẹp, phi trường – sân bay.

 

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 KNTT Chuyên đề 2 Phần 3: Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề ngữ văn 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập ngữ văn 11 Kết nối Chuyên đề 2 Phần 3: Vận dụng các, soạn giáo án chuyên đề ngữ văn kết nối Chuyên đề 2 Phần 3: Vận dụng các

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay