Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ2 Bài 5: Một số chế định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Câu trả lời của HS về câu hỏi thảo luận.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi ở mục Mở đầu: Nếu ông bà nội tặng cho em sổ tiết kiệm 20 triệu đồng, theo em, 20 triệu đồng đó là tài sản riêng của em hay tài sản chung của gia đình? Vì sao?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin trong sách, thảo luận, lắng nghe để trả lời các câu hỏi của GV .
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, chia sẻ suy nghĩ: Nếu ông bà nội tặng cho em sổ tiết kiệm 20 triệu đồng thì 20 triệu đồng đó là tài sản riêng của em, bởi vì, tài sản này do ông bà nội tặng riêng cho em mà không phải là cho chung cả gia đình.
- Các học sinh khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Quan hệ hôn nhân, gia đình, thừa kế di sản phát sinh và gắn liền với mỗi cá nhân trong đời sống hằng ngày. Các quan hệ này có liên quan mật thiết với nhau, trong đó quan hệ hôn nhân, gia đình là tiền đề, cơ sở để phát sinh quan hệ thừa kế theo pháp luật. Để hiểu thêm về các quy định trong các quan hệ trên, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 5 – Một số chế định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về hôn nhân và gia đình
- GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi trong SGK trang 35, 37.
- Câu trả lời của câu hỏi thảo luận.
- Một số quy định cơ bản của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Quy định về quan hệ thân nhân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng - GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SGK, làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi: 1/ Em hãy chỉ ra những biểu hiện của quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ chồng ông P trong trường hợp trên. 2/ Theo em, tài sản do ông P làm ra có phải là tài sản chung của vợ chồng ông không? Vợ ông có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản do ông làm ra không? Vì sao? 3/ Nếu ông P muốn bán ngôi nhà mà vợ chồng ông đang ở hoặc mua ngôi nhà khác thì có cần được sự chấp thuận của vợ ông không? Vì sao? Quy định về quyền thân nhân và quyền tài sản giữa các thành viên trong gia đình - GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SGK, làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi: 1/ Theo em, anh của K có nghĩa vụ đóng góp tiền lương cho ông bà để phụ thêm tiền chi tiêu trong gia đình không? Vì sao? 2/ Anh em K có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, chú thím không? Vì sao? 3/ Trong trường hợp 5, bà H có thể phải chịu hậu quả pháp lí như thế nào về hành vi của mình? Vì sao? - GV chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi lại nội dung chính vào vở Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu GV yêu cầu. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác bổ sung ý kiến. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về quy định về hôn nhân và gia đình. - GV chuyển sang nội dung mới.
|
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về hôn nhân và gia đình a) Quy định về quan hệ thân nhân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng * Trả lời câu hỏi thảo luận 1/ - Về biểu hiện của quan hệ nhân thân: Vợ chồng ông P có các quyền nhân thân như: quyền kết hôn, li hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con, quan hệ giữa các thành viên gia đình. Vợ chồng ông P bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân; có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình; có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau; có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. - Về biểu hiện của quan hệ tài sản: Vợ chồng ông P cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; có quyền thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng ông P có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án. Tài sản chung của vợ chồng ông P gồm tài sản do vợ chồng ông tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng ông có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng ông, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2/ Tài sản do ông P làm ra là tài sản chung của vợ chồng ông, bởi vì, đó là tài sản được tạo ra trong thời kì hôn nhân, do vậy, vợ ông cũng có quyền bình đẳng với ông trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản đó. 3/ Nếu ông P muốn bán ngôi nhà mà vợ chồng ông đang ở hoặc mua ngôi nhà khác thì cần được sự chấp thuận của vợ ông, bởi vì, ngôi nhà đó hoặc số tiền mua ngôi nhà khác đều là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng ông. * Kết luận: - Quan hệ giữa vợ và chồng gồm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản: + Trong quan hệ nhân thân, vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân, lựa chọn nơi cư trú cũng như trong học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phải tôn trọng, giữ gìn, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. + Tài sản của vợ và chồng gồm có tài sản chung và tài sản riêng. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. b) Quy định về quyền thân nhân và quyền tài sản giữa các thành viên trong gia đình * Trả lời câu hỏi thảo luận 1/ Anh của K có nghĩa vụ đóng góp tiền lương cho ông bà để phụ thêm tiền chi tiêu trong gia đình, vì theo khoản 2 Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình. 2/ Anh em K có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, chú thím vì theo quy định tại Điều 106 và Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con; nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng. 3/ Bà H có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và xử lí, bởi vì, hành vi không chăm sóc, thường xuyên mắng chửi và hành hạ cụ N khi cụ không đi lại được của bà H là phạm vào tội ngược đãi hoặc hành hạ mẹ theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). * Kết luận: - Trong quan hệ giữa cha mẹ và con, cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau, trong đó quyền và nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng và tôn trọng nhau là quan trọng nhất. Các thành viên trong gia đình như ông bà nội ngoại và cháu; anh, chị, em; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột đều có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và nuôi dưỡng nhau trong những trường hợp nhất định. - Tài sản chung của các thành viên trong gia đình gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. |
Tải giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 Kết nối CĐ2 Bài 5: Một số chế định của, soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 kết nối CĐ2 Bài 5: Một số chế định của