Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ3 Bài 8: Một số quy định của pháp luật lao động về hợp đồng lao động, tiền lương và thưởng, bảo hiểm xã hội. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ THƯỞNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI
(4 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK trang 55 và trả lời câu hỏi ở mục Mở đầu: Em hãy cho biết những nội dung mà theo em là cần phải có trong hợp đồng lao động nói trên
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin trong sách, thảo luận, lắng nghe để trả lời các câu hỏi mở đầu .
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân
Gợi ý đáp án
Những nội dung cần phải có trong hợp đồng lao động nói trên bao gồm: họ, tên, địa chỉ của người lao động và người sử dụng lao động, mức lương của người lao động, công việc mà người lao động phải đảm nhiệm và một số quyền, nghĩa vụ khác của các bên tham gia kí kết hợp đồng
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Quy định về hợp đồng lao động, tiền lương, thưởng và bảo hiểm xã hội là không thể thiếu trong pháp luật lao động, vì đó là căn cứ pháp lí làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể cụ thể trong lĩnh vực lao động. Để tìm hiểu thêm các thông tin về quy định hợp đồng lao động, tiền lương và thưởng, bảo hiểm xã hội, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 8 – Một số quy định của pháp luật lao động về hợp đồng lao động, tiền lương và thưởng, bảo hiểm xã hội
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về hợp đồng lao động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm hợp đồng lao động Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SGK trang 55, yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi: Theo em, hợp đồng do chị M kí kết với Công ty S có phải là hợp đồng lao động không? Vì sao? - GV hướng dẫn HS rút ra khái niệm hợp đồng lao động Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK trang 55 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm hợp đồng lao động - GV chuyển sang nội dung tiếp theo |
1. Một số quy định của pháp luật về hợp đồng lao động a) Khái niệm hợp đồng lao động * Trả lời câu hỏi thảo luận Hợp đồng do chị M kí kết với Công ty S là hợp đồng lao động bởi vì đó là bản thỏa thuận giữa người lao động là chị M và người sử dụng lao động là Công ty về việc có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên * Kết luận: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hình thức của hợp đồng lao động Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SGK trang 56, yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi: 1/ Theo em, thỏa thuận làm giúp việc giữa chị H và bà C có phải là hợp đồng lao động hợp pháp không? Chị H có thể phải chịu hậu quả gì về hành vi này? Vì sao? 2/ Thỏa thuận về công việc giữa ông P và Q có phải là hợp đồng lao động không? Vì sao? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về hình thức của hợp đồng lao động Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK trang 56 và trả lời các câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về hình thức của hợp đồng lao động - GV chuyển sang nội dung tiếp theo |
b) Hình thức của hợp đồng lao động * Trả lời câu hỏi thảo luận 1/ Thỏa thuận làm việc giữa chị H và bà C không phải là hợp đồng lao động hợp pháp bởi vì đây chỉ là sự thỏa thuận bằng lời nói giữa hai bên, trong khi đó theo quy định tại khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động năm 2019 thì ‘‘Hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình bắt buộc phải giao kết bằng văn bản’’ Đây là hành vi bị coi là vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động. Với hành vi này, chị H có thể bị phạt tiền từ 2 000 000 đồng đến 5 000 000 đồng và phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với bà C, bởi vì, khoản 1 Điều 9 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã quy định: Phạt tiền từ 2 000 000 đồng đến 5 000 000 đồng đối với người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với một người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên 2/ Thỏa thuận về công việc giữa ông P và anh Q là hợp đồng vì ông P nhận Q làm thợ phụ trong 10 ngày mà theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Lao động năm 2019 thì hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng, trừ trường hợp do luật định * Kết luận: Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản, song cũng có thể bằng lời nói trong trường hợp do luật định |
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SGK trang 56 – 57, yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi: Theo em, việc giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp trên có phù hợp với nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng của pháp luật? Vì sao? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK trang 56 – 57 và trả lời các câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động - GV chuyển sang nội dung tiếp theo |
c) Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động * Trả lời câu hỏi thảo luận Việc giao kết hợp đồng lao động giữa anh P và Doanh nghiệp X là phù hợp với nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng vì doanh nghiệp đã thông báo tuyển dụng lao động, gửi giấy báo trúng tuyển cho anh P và thỏa thuận kí kết hợp đồng lao động với anh. Anh P tự mình nộp hồ sơ, đến dự tuyển và thỏa thuận kí kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp * Kết luận: Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực |
Tải giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 Kết nối CĐ3 Bài 8: Một số quy định của, soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 kết nối CĐ3 Bài 8: Một số quy định của