Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 CTST CĐ 1 Bài 3: Phân bón hữu cơ (P2)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 1 Bài 3: Phân bón hữu cơ (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số quy trình sản xuất phân bón hữu cơ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, thảo luận và tóm tắt một số quy trình sản xuất phân bón hữu cơ, trả lời CH thảo luận 9 SCĐ trang 18.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào tóm tắt một số quy trình sản xuất phân bón hữu cơ.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS nghiên cứu nội dung SCĐ tóm tắt quy trình sản xuất phân bón hữu cơ.

- HS thảo luận cặp đôi hoàn thành CH thảo luận 9 SCĐ trang 18.

9. Giải thích vì sao cần che phục đồng ủ

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm đôi tóm tắt quy trình, trả lời CH thảo luận 9 SCĐ trang 18.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS tóm tắt quy trình sản xuất phân bón hữu cơ,  trả lời CH thảo luận 9 SCĐ trang 18.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về quy trình sản xuất phân bón hữu cơ.

1.3. Tìm hiểu một số quy trình sản xuất phân bón hữu cơ

- Ủ phân truyền thống bằng phương pháp ủ nóng

Bước 1: Chuẩn bị vị trí ủ

Bước 2: Tập kết nguyên liệu

Bước 3: Tạo đồng ủ

Bước 4: Tưới nước cho đồng ủ

Bước 5: Che phủ đồng ủ

Bước 6: Kiểm tra đồng ủ

- Phương pháp ủ theo công nghệ sinh học (Hình 3.4)

Trả lời CH thảo luận 9 SCĐ trang 18

9. Cần che phủ đồng ủ để tránh bay hỏi nước và trôi mất dinh dưỡng khi mưa to.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường; đề xuất được một số biện pháp làm giảm thiểu tác hại của phân bón đến môi trường.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, thảo luận và trả lời CH thảo luận 10, 11 SCĐ trang 19
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường, câu trả lời CH thảo luận 10, 11 SCĐ trang 19
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 2 SCĐ tr 19

thảo luận nhóm trả lời CH thảo luận 10, 11 SCĐ trang 19

10. Nêu những tác động tích cực, tiêu cực đến môi trường khi sử dụng phân bón.

11. Hãy nêu một số biện pháp làm giảm thiểu tác hại của phân bón đến môi trường.

GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 10, 11 SCĐ trang 19

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 10, 11 SCĐ trang 19

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết kiến thức về tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường

2. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHÂN BÓN ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Trả lời CH thảo luận 10, 11 SCĐ

10.

- Tác động tích cực: Giúp cải tạo đất.

- Tác động tiêu cực: lạm dụng phân bón, sử dụng không đúng kỹ thuật gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường (ô nhiễm môi trường, phú dưỡng, giảm lượng sinh vật trong đất,...)

11. Một số biện pháp làm giảm thiểu tác hại của phân bón đến môi trường:

- Bón đúng loại phân mà cây đang cần.

- Tìm hiểu kỹ cách sử dụng và liều lượng cho phép dùng mỗi lần trước khi bón cho cây.

- Giảm sử dụng phân bón hoá học, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.

- Tự ủ phân bón hữu cơ từ rác thải sinh hoạt,...

Kết luận: Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường

Nếu bón phân cân đối, hợp lý sẽ giúp MT tốt hơn, giúp cải tạo đất.

Nếu bón phân quá nhiều, cây sẽ chết và môi trường bị ô nhiễm.

Nếu phân bón quá ít, cây sẽ sinh trưởng kém và đất bạc màu

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1:  Phân chuồng là phân bón hữu cơ từ

  1. rơm, rạ, thân cây, rác thải hữu cơ. B. thân cây, cành cây, lá cây tươi.
  2. phân, nước tiểu động vật D. rác thải sinh hoạt

Câu 2. Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót:

  1. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm B. Phân xanh, phân kali, phân NPK
  2. Phân rác, phân xanh, phân chuồng D. Phân DAP, phân lân, phân xanh, phân vi sinh

Câu 3. Tại sao phân bón hữu cơ thường sử dụng để bón lót?

  1. Do dễ tan trong nước.
  2. Do có mùi khó chịu.
  3. Do quá trình hấp thụ chất hữu cơ của cây xảy ra nhanh.
  4. Do quá trình hấp thụ chất hữu cơ của cây xảy ra chậm.

Câu 4. Chọn phát biểu sai.

  1. Phân bón hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
  2. Phân bón hữu cơ cung cấp một nguyên tố dinh dưỡng nhất định.
  3. Phân bón hữu cơ giúp cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu cho đất..
  4. Phân bón hữu cơ nâng cao chất lượng nông sản

Câu 5. Chọn phát biểu đúng.

  1. Cần bảo quản phân bón hữu cơ ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp.
  2. Cần bảo quản phân bón hữu cơ ở nơi có độ ẩm không khí cao.
  3. Cần bảo quản phân bón hữu cơ ở nơi thoáng mát, khô ráo.
  4. Cần bảo quản phân bón hữu cơ ở nơi thoáng mát, có ánh nắng chiếu trực tiếp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. C

2. C

3. D

4. B

5. C

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Bài 1. Hãy kể tên một số nguyên liệu có thể dùng làm phân hữu cơ truyền thống trong đời sống hàng ngày.

Bài 2. Hãy giải thích vì sao cây gỗ trong rừng không được bón phân nhưng vẫn phát triển tốt

Bài 3. Hãy thiết kế sơ đồ tư duy phân loại phân bón hữu cơ

Bài 4. Hãy vẽ mô hình mô phỏng thứ tự các lớp nguyên liệu trong đồng ủ theo phương pháp ủ nóng

Bài 5. Giải thích vì sao không được trộn trực tiếp phân bón hữu cơ sinh học với vôi sống khi sử dụng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

Đáp án bài tập vận dụng

Bài 1. Một số nguyên liệu có thể dùng làm phân hữu cơ truyền thống: tàn dư thân, lá cây, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, phân, chất thải gia súc, gia cầm, than bùn hoặc các chất hữu cơ thải từ sinh hoạt, nhà bếp, nhà máy sản xuất thủy, hải sản…

Bài 2.

Trong rừng, lớp bề mặt của đất rừng có rất nhiều chất hữu cơ (do lá cây, xác/bã động thực vật...) chính là nguồn phân bón hữu cơ tự nhiên giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Bài 3.

Bài 4.

Lớp 4

Vật liệu xanh dễ phân huỷ (cỏ tươi, lá cây, các tàn dư rau quả.

Lớp 3

Phân động vật (ướt)

Lớp 2

Nguyên liệu khó phân huỷ (rơm, rạ, cỏ khô, trấu,...)

Lớp 1

Nguyên liệu thô (cành, que nhỏ,...)

Bài 5. Không được trộn trực tiếp phân bón hữu cơ sinh học với vôi sống khi sử dụng vì vôi sẽ diệt hệ men vi sinh.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập vận dụng, bài tập SCĐ.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên

HS chuẩn bị theo nhóm nguyên liệu làm thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: Khoảng 150g tỏi tươi đã bóc vỏ, xay nhỏ, ngâm trong 150mL hexane trước buổi thực hành 5 ngày.

Thí nghiệm 2: Khoảng 300g  vỏ bưởi tươi, xay nhỏ.

Chuẩn bị bản báo cáo kết quả thực hành.

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 CTST CĐ 1 Bài 3: Phân bón hữu cơ (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 Chân trời CĐ 1 Bài 3: Phân bón hữu cơ, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 chân trời CĐ 1 Bài 3: Phân bón hữu cơ

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay