Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

 Câu 1 (0,25 điểm). Hội đồng Công xã Pa – ri được tập trung trong tay các quyền lực nào?

A. Quyền hành pháp. 

B. Quyền lập pháp. 

C. Quyền hành pháp và lập pháp. 

 D. Quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp.  

Câu 2 (0,25 điểm). Hội Liên Hiệp Lao động Quốc tế - Quốc tế thứ nhất thành lập tại đâu? 

A. Pháp. 

B. Đức. 

C. Mĩ. 

D. Anh.  

Câu 3 (0,25 điểm). Thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt, đó là ý nghĩa của: 

A. những thành tựu về khoa học – kĩ thuật trong các thế kỉ XVI – XVII. 

B. sự phát triển của văn học chữ Nôm vào các thế kỉ XVI – XVII.

C. sự phát triển của văn học dân gian ở các thế kỉ XVI – XVIII. 

D. sự phát triển của văn học chữ Hán, chữ Nôm ở các thế kỉ XVI – XVIII.  

Câu 4 (0,25 điểm). Trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các nước Anh, Pháp, Mỹ và Đức đều thi hành chính sách đối ngoại nào sau đây? 

A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân. 

B. Mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa. 

C. Tiến hành những cải cách dân chủ tiến bộ.  

D. Thi hành chính sách bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.  

Câu 5 (0,25 điểm). Sự phát triển nhanh chóng của ruộng đất tư hữu ở Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII đã dẫn đến hậu quả gì? 

A. Nông dân mất ruộng đất, bị bần cùng hóa. 

B. Chính sách ruộng đất thời Lê sơ về cơ bản bị phá sản. 

C. Người nông dân bị chiếm đoạt phần ruộng đất tư. 

D. Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều.  

Câu 6 (0,25 điểm). Những thập niên cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Anh chú trong nhiều nhất đến vấn đề gì trong quá trình kinh doanh?

A. Cải tiến kĩ thuật sản xuất để nâng cao năng suất lao động. 

B. Đổi mới và phát triển công nghiệp. 

C. Xuất khẩu tư bản sang các nước thuộc địa. 

D. Tiếp nhận những thành tựu khoa học – kĩ thuật để thay đổi cơ cấu sản xuất.  

Câu 7 (0,25 điểm). Một trong những nguyên nhân làm cho nông dân ở Đàng Ngoài bị mất ruộng đất là gì?

A. Do ruộng đất tập trung trong tay địa chủ, phong kiến. 

B. Do ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. 

C. Do chiến tranh tàn phá, ruộng đất bị hoang nhiều. 

D. Do ruộng đất nằm trong tay các chúa Trịnh.  

Câu 8 (0,25 điểm). Vào cuối thế kỉ XIX diễn ra quy luật gì trong nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa?

A. Quy luật cung - cầu.  

B. Quy luật giá trị.  

C. Quy luật phát triển không đều. 

D. Quy luật cạnh tranh. 

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Hãy trình bày bối cảnh lịch sử ra đời của giai cấp công nhân. Nêu tình cảnh của giai cấp công nhân dưới thời tư bản chủ nghĩa. 

Câu 2 (1,0 điểm). Nhận xét về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cuối thế kỉ XIX. 

Câu 3 (0,5 điểm). Có nhận định cho rằng: “Quốc tế thứ nhất ra đời gắn liền với vai trò của C. Mác và Mác giống như “Linh hồn” của Quốc tế thứ nhất ”. Em đồng ý hay không đồng ý với quan điểm này? Tại sao?

 

---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8  KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

D

B

B

A

C

B

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

Bối cảnh lịch sử:

- Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: 

+ Nhiều khu công nghiệp, thành thị xuất hiện. 

+ Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất buộc phải ra thành thị làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ…

- Giai cấp công nhân dần hình thành trong bối cảnh đó và cùng với giai cấp tư sản, trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa. 

- Trong những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo về đội ngũ, trưởng thành về tổ chức. 

0,75 điểm

 

Tình cảnh giai cấp công nhân: 

- Do bị áp bức bóc lột nặng nề nên đời sông của công dân hết sức cơ cực. 

- Hoàn toàn không có tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình để sinh sống. 

- Lao động vất vả nhưng đồng lương chết đói, luôn bị đe dọa, bị sa thải. 

- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh công nhân chống lại tư sản. 

0,75 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh mẽ: 

- Số lượng:  Giai cấp công nhân ở Mĩ, Đức, Anh, Pháp phát triển nhanh chóng. Đội ngũ công nhân những nước này đã lên tới hàng triệu người. 

0,25 điểm

- Quy mô: Các cuộc đấu tranh có quy mô lớn. 

0,25 điểm

- Phạm vi: ở tất cả các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Mĩ. 

0,25 điểm

- Tính chất: Các cuộc đấu tranh nổ ra quyết liệt, có mục tiêu rõ ràng: đòi ngày làm 8 giờ. 

0, 25 điểm

Câu 3

(0,5 điểm)

Đồng ý với nhận định: “Quốc tế thứ nhất ra đời gắn liền với vai trò của C. Mác và Mác giống như “Linh hồn” của Quốc tế thứ nhất ”.  

0,25 điểm

Giải thích: 

- C. Mác đã chuẩn bị cho sự thành lập Quốc tế thứ nhất rồi đưa Quốc tế thứ nhất đấu tranh chống lại các tư tưởng sai lệch và thông qua những nghị quyết Đại hội hết sức đúng đắn. 

- Mác có sự đóng góp xuất sắc giữ vững đường lối hoạt động của Quốc tế thứ nhất, kết hợp lí luận với thực tiễn.  

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THỂ KỈ XVIII

Bài 9. Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XIII

  

3

     

3

0

0,75

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX

Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)

  

3

     

3

0

0,75

Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học 

2

1

   

1

 

1

2

3

3,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

6

0

0

1

0

1

8

3

5,0

Điểm số

0,5

1,5

1,5

0

0

1,0

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

 

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1  LỊCH SỬ 8  KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THỂ KỈ XVIII

1. Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XIII

Nhận biết

 




 
 



 
 

Thông hiểu

- Xác định được thành tựu thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt. 

- Xác định hậu quả việc phát triển nhanh chóng của ruộng đất tư hữu ở Đàng Ngoài thế kỉ XVI – XVIII. 

- Xác định nguyên nhân làm cho nông dân ở Đàng Ngoài bị mất ruộng đất.

1

 

 

 

1

 

 

 

1

 

C3

 

 

 

C5

 

 

 

C7

 

Vận dụng

     

Vận dụng cao

     

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX

2. Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)

Nhận biết     
Thông hiểu

- Xác định được chính sách đối ngoại mà các nước Anh, Pháp, Mỹ đều thi hành trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. 

- Xác định được giai cấp tư sản Anh chú trọng nhiều đến vấn đề nào trong kinh doanh. 

- Xác định quy luật diễn ra trong nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa cuối thế kỉ XIX.

1

 

 

 

 

 

1

 

 

 

1

 

 








 

C4

 

 

 

 

 

C6

 

 

 

C8

 








 
Vận dụng

 

    
Vận dụng cao     

3. Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.  

Nhận biết

- Nhận biết được quyền lực của Hội đồng công xã Pa – ri được tập trung vào tay ai. 

- Nhận biết được Hội Liên Hiệp Lao động Quốc  tế - Quốc tế thứ nhất được thành lập ở đâu. 

1

 

 

 

1

 

 

C1 

 

 

 

C2

 

 
Thông hiểu

Trình bày và phân tích bối cảnh lịch sử ra đời của giai cấp công nhân và nêu tình cảnh của giai cấp công dân

 

1

 

C1

(TL)

Vận dụng

Nhận xét và phân tích về cuộc đấu tranh giai cấp của công dân 

 

1

 

C2

(TL)

Vận dụng cao

Trình bày quan điểm cá nhân (đồng ý/ không đồng ý), giải thích. 

 

1

 

C3 

(TL)

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi lịch sử 8 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì lịch sử 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 1 lịch sử 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net