A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây nào sau đây không phải của nhân dân Đông Nam Á?
A. Khởi nghĩa Xi – pay.
B. Phong trào Cần vương.
C. Khởi nghĩa Ong kẹo và Com – ma – đam.
D. Khởi nghĩa của nhà sư Ang – xnuông.
Câu 2 (0,25 điểm). Tác phẩm lịch sử nổi tiếng được Phan Huy Chú viết tên là:
A. Khâm đại Việt sử thông giám cương mục.
B. Đại Nam thực lực.
C. Lịch triều hiến chương loại chí.
D. Sơ học bị khảo.
Câu 3 (0,25 điểm). Sự kiện nào đánh dấu mốc quân Pháp xâm lược Việt Nam?
A. Ngày 17/2/1859, Pháp chiếm thành Gia Định.
B. Hiệp ước Nhâm Tuất (năm 1862) được ký kết.
C. Chiều 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
D. Sáng 1/9/1858, liên quan Pháp – Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
Câu 4 (0,25 điểm). Phát biểu ý kiến của anh (chị) về nhận định sau: “Vua quan triều đình nhà Nguyễn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong công việc để Việt Nam bị mất nước vào tay thực dân Pháp”.
A. đúng, vì triều đình Nguyễn không làm tròn được nhiệm vụ của một người đứng đầu đất nước.
B. sai, vì Trung Quốc và nhiều nước lớn mạnh khác dù rất cố gắng đều bị mất độc lập.
C. sai, vì xâm lược thuộc địa là xu thế tất yếu của chủ nghĩa đế quốc lúc bấy giờ.
D. đúng, vì vua quan triều đình Huế không có tinh thần chống Pháp khi bị xâm lược.
Câu 5 (0,25 điểm). “Phàm có tai mắt ắt cùng nghe thấy, thì cùng có mối thù của đất nước chẳng đổi đội chung trời nên bàn rằng: bậc hiền nhân quân tử có chí khí đau xót cho thời thế, nay trẫm mượn nước Ngu để đánh nước Quắc, mưu định dẹp loài mọi rợ, phải sớm dựa vào nước ngoài, đã tụ họp được nhiều người, nhưng không tiền của sao nuôi dưỡng (lực lượng) được. Trẫm riêng lo vậy. Nếu như các bề tôi trung, người dân có nghĩa ở miền Nam hẵng xuất của cải giúp nước, thì sẽ đem họ tên, số tiền ghi vào sổ vàng, đợi ngày sau sự nghiệp hoàn thành, chiếu theo số mà hoàn trả gấp bội và đền bù vàng, phong hộ (phong thực ấp) chẳng dè sẻn gì đối với ơn xưa” Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?
A. Bình Ngô Đại Cáo.
B. Chiếu Cần Vương.
C. Chỉ dụ của vua Bảo Đại.
D. Chiếu dời đô.
Câu 6 (0,25 điểm). Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây được Nguyễn Ái Quốc đánh giá là “còn mang nặng cốt cách phong kiến”?
A. Khởi nghĩa Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Yên Thế.
C. Khởi nghĩa Ba Đình.
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
Câu 7 (0,25 điểm). Đoạn thơ dưới đây thể hiện sự chuyển biến tiến bộ gì trong nhận thức của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?
“Nghìn muôn ức triệu người chung góp
Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà
Người dân ta, của dân ta
Dân là dân nước, nước là nước dân”
A. Gắn trung quân với ái quốc.
B. Gắn dân với nước.
C. Gắn độc lập dân tộc với chế độ quân chủ lập hiến.
D. Gắn độc lập dân tộc với chế độ cộng hòa.
Câu 8 (0,25 điểm). Điều nào sau đây chứng minh cho việc cư dân Việt cổ đã sớm có những hoạt động khai phá, xác lập chủ quyền biển đảo?
A. Sớm nhận thức được vai trò của biển, đảo.
B. Những bằng chứng khảo cổ học được tìm thấy.
C. Ca dao, tục ngữ phản ánh về biển.
D. Mở rộng khai phá các vùng đất mới.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm). Nêu chính sách cai trị, bóc lột của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Câu 2 (1,0 điểm). Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
Câu 3 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng: Phong trào Đông du (1904 – 1906) và cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (1906 – 1908) là hai phong trào tiêu biểu cho khuynh hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX, nhưng cả hai phong trào đều không có sự đối lập nhau . Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
---HẾT---
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | C | D | A | B | B | B | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu hỏi | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) | Chính sách cai trị, bóc lột của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. - Về chính trị: Hoàn thiện bộ máy thống trị ở Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp, Việt Nam bị chia thành ba kì với ba chế độ cai trị khác nhau. |
0,25 điểm
|
- Về kinh tế: + Dùng nhiều thủ đoạn, chiếm đoạn ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa và cây công nghiệp. + Tập trung khai thác mỏ, xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của chính quyền thực dân như: xi măng, điện nước, xay sát gạo… + Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, tăng cường bóc lột bằng các loại thuế, đặt nhiều thứ thuế mới. - Mở mang một số tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và cảng biển. | 0,75 điểm | |
- Về văn hóa, giáo dục: + Chú trọng truyền bá văn hóa phương Tây, tìm cách hạn chế ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. + Đào tạo một lớp người thân Pháp làm chỗ dựa cho công cuộc thống trị và khai thác thuộc địa. Mở một số trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế. | 0,5 điểm | |
Câu 2 (1,0 điểm) | Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế. - Thời gian: Từ năm 1884 đến năm 19913, kéo dài gần 30 năm, trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. - Địa bàn: Diễn ra Yên Thế (Bắc Giang) và rừng núi xung quanh thuộc Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên. - Người lãnh đạo: Nông dân - Mục đích: Nhằm chống lại chính sách bình định của Pháp, muốn xây dựng cuộc sống tự do, bình đẳng và bảo vệ bản thân. |
0,5 điểm
|
- Diễn biến: + Nghĩa quân đánh bại nhiều trận càn của quân Pháp vào căn cứ của cuộc khởi nghĩa như Cao Thương (11 – 1890), 3 lần ở Hồ Chuối ( 12 – 1890) và làm chủ hết vùng Yên Thế. + Sau các lần giảng hòa, thực dân Pháp lại mở cuộc vây ráp quy mô (từ đầu năm 1909), quyết dặp tắt cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân bị thiệt hại nặng. Tháng 2 – 1913, thủ lĩnh Đề Thám bị tay sai Pháp giết hại. Khởi nghĩa bị suy yếu rồi tan rã. |
0,5 điểm | |
Câu 3 (0,5 điểm) | Đồng ý với ý kiến: Phong trào Đông du (1904 – 1906) và cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (1906 – 1908) là hai phong trào tiêu biểu cho khuynh hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX, nhưng cả hai phong trào đều không có sự đối lập nhau |
0,25 điểm |
Giải thích: - Cả hai xu hướng bạo động và cải cách đều có chung động cơ là yêu nước, đều kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. - Mục tiêu đấu tranh của hai xu hướng đều là cứu nước, cứu dân, kết hợp việc giành độc lập dân tộc với xây dựng một xã hội tiến bộ theo hướng tư bản chủ nghĩa. - Sự xuất hiện của hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX đều dựa trên sự tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản. - Hai xu hướng bạo động và cải cách hỗ trợ, bổ sung cho nhau, kết hợp với nhau và cùng tồn tại trong một khuynh hướng cứu nước. |
0,25 điểm
|
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | |||||||||||
Bài 15. Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX | 1 | 1 | 0 | 0,25 | |||||||
CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | |||||||||||
Bài 16. Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) | 1 | 1 | 0 | 0,25 | |||||||
Bài 17. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 | 1 | 1 | 2 | 0 | 0,5 | ||||||
Bài 18. Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896 | 1 | 2 | 2 | 1 | 1,5 | ||||||
Bài 19. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | 2,25 | |||||
Chủ đề 2. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông | 1 | 1 | 0 | 0,25 | |||||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 2 | 1 | 4 | 0 | 0 | 1 | 8 | 3 | 5,0 |
Điểm số | 0,5 | 1,5 | 0,5 | 1,0 | 1,0 | 0 | 0 | 0,5 | 2,0 | 3,0 | 5,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% | 5,0 điểm 50 % | 5,0 điểm |
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
CHƯƠNG 6: CHÂU Á VÀ ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | ||||||
1. Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX | Nhận biết | |||||
Thông hiểu | Tìm phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây không phải của nhân dân Đông Nam Á. | 1 | C1 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | ||||||
2. Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) | Nhận biết | Nhận biết tác phẩm lịch sử nổi tiếng của Phan Huy Chú. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng |
| |||||
Vận dụng cao | ||||||
3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 | Nhận biết | Nhận biết sự kiện đánh dấu mốc quân Pháp xâm lược Việt Nam. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | Tìm phát biểu phù hợp thể hiện ý kiến của bản thân về nhận định được nêu đến. | 1 | C4 | |||
Vận dụng cao | ||||||
4. Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896 | Nhận biết | |||||
Thông hiểu | Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. | 1 | C2 (TL) | |||
Vận dụng | - Tìm hiểu đoạn trích được nhắc đến trong văn bản nào. - Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa được Nguyễn Ái Quốc đánh giá là “còn mang nặng cốt cách phong kiến”. | 1
1 | C5
C6 | |||
Vận dụng cao | ||||||
5. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 | Nhận biết | Nêu nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam. | 1 | C1 (TL) | ||
Thông hiểu | ||||||
Vận dụng | Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi thể hiện sự chuyển biến tiến bộ trong nhận thức của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX? | 1 | C7 | |||
Vận dụng cao | Nêu ý kiến cá nhân (đồng ý/ không đồng ý). Giải thích. | 1 | C3 (TL) | |||
6. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp của Việt Nam ở Biển Đông | Nhận biết |
| ||||
Thông hiểu | Tìm ý chứng minh cho việc cư dân Việt cổ đã sớm có những hoạt động khai phá, xác lập chủ quyền biển đảo. | 1 | C8 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao |