Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ Văn 11 Kết nối ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối ( đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - KNTT

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ . Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ . Các em được quyền chọn đề cho mình .

Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn .

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra . Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó , bất kể làm đúng hay sai . Lớp trưởng hỏi thầy :

- Thưa thầy tại sao lại như thế a.?

Thầy cười nghiêm nghị trả lời :

- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách ...

   ( Trích “ Hạt giống tâm hồn” )

Câu 1 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của văn bản .

Câu 2 (1 điểm): Tại sao cả lớp lại ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra ?

Câu 3 (1 điểm): Hãy viết tiếp câu nói của thầy với cả lớp sao cho phù hợp với mạch nội dung của câu chuyện trên ( tối đa 4 dòng )

Câu 4 (2 điểm): Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng ta bài học gì ? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ( 7 - 10 dòng )

  1. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

 Câu 1 (5.0 điểm): Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Phương thức biểu đạt: Tự sự

1.0 điểm

Câu 2

  • Cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra vì ai chọn đề nào thì sẽ được tổng số điểm của đề đó

1.0 điểm

Câu 3

- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt được điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật.

1.0 điểm

Câu 4

Bài kiểm tra kì lạ của thầy đã dạy cho chúng ta một bài học : “ Ai cũng muốn được điểm cao nhưng ai cũng sợ hãi và bị kìm nén trước thử thách trước mắt nên không có số điểm mà mình mong muốn. Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta nản chí, không tin là mình có thể làm được. Giống như chúng ta hiện tại, ai cũng có nhưng mơ ước, khát khao và hoài bão của riêng mình nhưng mấy ai có thể tự tin vào năng lực của mình mà dám đương đầu với khó khăn, với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh cao của sự thành công. Vì thế mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin để chiến thắng chính mình, vững vàng trước khó khăn thử thách, trưởng thành hơn trong cuộc sống và vươn tới thành công.

  1. điểm

B.PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.   Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu khái quát tác giả tác phẩm

  • Giải quyết vấn đề

a.  Tình huống truyện là gì?

-  Là sự kiện đặc biệt, hoàn cảnh đặc biệt trong tác phẩm mà qua đó tác giả muốn bộc lộ quan điểm của mình cũng như tính cách, số phận của các nhân vật.

b. Tình huống truyện trong "Vợ nhặt":

- Được thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm.

- Nội dung: Giữa bối nạn đói năm 1945 đang hoành hành dữ dội tại Việt Nam, chuyện một chàng trai nghèo lấy được vợ là điều không thể. Vậy mà, Tràng - một thanh niên nghèo và xấu xí lại nhặt được vợ một cách dễ dàng, bằng mấy câu bông đùa và vài bát bánh đúc.

c. Phân tích tình huống truyện:

-  Bối cảnh của tình huống truyện:

+ Bối cảnh là nạn đói năm 1945 

- Tình huống truyện vừa độc đáo, lạ lùng vừa éo le:

+ Trong bối cảnh đầy bất hạnh, con người còn chẳng thể lo nổi cho bản thân mà anh cu Tràng còn rước về một cô vợ.

+ Tràng: Là một nhân vật chính hội tụ tất cả những yếu tố khó có thể lấy vợ: ngoại hình xấu xí "cái mặt thô kệch", "đôi mắt nhỏ tí", "cái lưng to như lưng gấu",... cùng với tính cách có phần cộc cằn, thô lỗ; nghèo: đi làm thuê nuôi mẹ già, chỉ có một căn nhà lụp xụp ở một xóm ngụ cư.

+ Hoàn cảnh đất nước: Nạn đói đang diễn ra rất nghiêm trọng, cái chết đeo bám mỗi con người

-> Với ngoại hình, tính cách, gia cảnh và tình cảnh như hiện tại, Tràng không thể kiếm được một cô vợ. 

Ấy thế mà Tràng lại có vợ trong lúc không ai ngờ nhất, trong hoàn cảnh mà cuộc sống đang phải giành giật từng ngày. Đó là tính lạ của tình huống truyện.

- Cái éo le:

+ Thông thường việc lấy vợ là chuyện đại sự, là cái niềm hạnh phúc lớn nhất của một đời người. Vậy mà chuyện lấy vợ của Tràng lại diễn ra trong lúc "tối sầm vì đói khát", bị chen ngang bởi nỗi lo về cái đói, cái chết. Thế nên, chuyện Tràng lấy vợ ở hoàn cảnh hiện tại không khác gì "đèo bòng", "rước của nợ đời".

+ Sự kết duyên của Tràng và vợ không phải do tình yêu mà là do cái đói: Thị gặp hắn lần đầu khi hắn kéo thóc qua dốc, chỉ với câu hò vu vơ, thị đã "ton ton" chạy lại cũng đẩy xe với hắn.

+ Lần thứ hai gặp lại, Tràng không nhận ra Thị bởi "hôm nay Thị...xám xịt". Và chỉ bằng vài bát bánh đúc với một câu nói đùa, Thị đã bằng lòng theo hắn về nhà làm vợ.

-  Phản ứng của mọi người khi Tràng lấy vợ:

+ Những người dân xóm ngụ cư: ngạc nhiên "Người trong xóm lạ lắm", "Họ đứng …bàn tán". 

- Đối với Tràng:

+ Suy nghĩ của Tràng khi biết Thị theo mình về làm vợ cũng đã phần nào làm nổi bật sự éo le trong tình huống truyện. Người ta lấy vợ phải qua thời gian gặp gỡ, quen biết, vậy màn chỉ bằng một câu nói đùa "này nói đùa …cùng về" với dăm ba bát bánh đúc mà Thị đã bằng lòng theo Tràng về nhà nên Tràng bất ngờ lắm.

+ Tiếp theo, người ta lấy được vợ thì phải vui mừng. Vậy mà, quanh quất trong tâm trạng Tràng khi lấy được vợ là nỗi sợ hãi, nỗi sợ phải "đèo bòng" thêm người vợ của chính mình. Thế nhưng nỗi sợ ấy qua nhanh Tràng "chặc lưỡi: chặc, kệ"

+ Cảm xúc cuối cùng tìm đến Tràng mới là sự vui mừng khi cái khao khát về hạnh phúc gia đình được hiện thực hóa "hắn tủm tỉm … lấp lánh", nhìn Thị ngượng nghịu, hắn thích chí "cười khanh khách".

+ Nỗi sợ về cái đói, cái chết đã bị niềm hạnh phúc gia đình, cái trách nhiệm đẩy lùi "Trong một lúc Tràng hình như …đi bên".

+ Niềm hạnh phúc ấy khiến Tràng cứ ngỡ không có thật "hắn vẫn …không phải".

-> Niềm vui, niềm hạnh phúc đến với Tràng bất ngờ, nhanh chóng, trong lúc đói khát nhất, trong hoàn cảnh éo le nhất.

- Bà cụ Tứ:

+ Bà vô cùng ngạc nhiên trước thái độ của Tràng, băn khoăn hỏi han.

+ Bà càng ngạc nhiên hơn khi thấy một người đàn bà khác trong nhà mình và chào bà bằng u "quái sao …thế kia?" 

+ Thế rồi khi nghe Tràng nói, bà "cúi đầu nín lặng", bà "vừa ai oán … con mình". Chi tiết này đã thể hiện sự tủi phận của một người mẹ không làm tròn được bổn phận của mình "Chao ôi …còn mình thì …"

+ Thế rồi, sau bảo cảm xúc bất ngờ, lo lắng, tủi thân thì cuối cùng bà mới "mừng lòng", vui lòng với người dâu mới, khuyên nhủ hai đứa con với những lời lẽ lạc quan "Nhà ta nghèo …ba đời".

-   Ý nghĩa của tình huống truyện:

+ Làm nổi bật chủ đề của tác phẩm, đồng thời tạo điều kiện để nhà văn khai thác nội tâm các nhân vật.

+ Kim Lân đã dựng lên một tình huống truyện độc nhất vô nhị mà dường như mọi thứ diễn ra trong tình huống đều đi ngược với thực tế, làm nổi bật tình cảnh của con người trong nạn đói năm 1945, vừa thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những số phận tăm tối của con người trước Cách mạng tháng Tám.

+ Tình huống truyện éo le gieo vào lòng người đọc những cảm xúc khó tả.

- Truyện mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc:

+ Về giá trị hiện thực:

Ta thực nỗi thống khổ của người dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945. Cái đói dồn đuổi con người, bóp méo nhân cách, biến những hạnh phúc đẹp đẽ nhất trở nên mỏng manh.

Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít

+ Giá trị nhân đạo:

Giữa nạn đói người chết như rơm rạ, vẫn hiện lên tình người đẹp đẽ.

Gieo vào lòng người niềm hi vọng về một tương lai tốt đẹp phía trước nơi có ngọn cờ Cách mạng.

 Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

2

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thực hành tiếng Việt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

Viết

 

 

 

 

0

2

 

1

 

 

3

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

0

0

2

0

1

0

5

10

Điểm số

0

2

0

0

0

2

0

5

0

10

10

Tổng số điểm

2.0 điểm

20%

0 điểm

0%

3 điểm

30%

5 điểm

50%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA  HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

3

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

Xác định phương thức biểu đạt của văn bản .

1

 

 

C1

Thông hiểu

 

Tại sao cả lớp lại ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra ?

1

 

 

C2

 

Vận dụng

+ Hãy viết tiếp câu nói của thầy với cả lớp sao cho phù hợp với mạch nội dung của câu chuyện trên ( tối đa 4 dòng )

+ Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng ta bài học gì ? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ( 7 - 10 dòng )

2

 

 

C3,4

         THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

0

0

 

 

 

Nhận biết

 

 

 

 

 

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng cao

Phân tích tình huống truyện Vợ Nhặt của Kim Lân

1

 

 

C1 phần tự luận

 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 11 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net