PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
(Chân quê – Nguyễn Bính)
Câu 1 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?
Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của chân quê?
Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau? Nêu tác dụng của các biện pháp đó:
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Câu 4 (2 điểm): Từ bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính anh chị hãy trình bày 5-7 dòng về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Câu 1 (5.0 điểm): Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận.
MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 |
| 1.0 điểm |
Câu 2 |
+ Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm + Yếm lụa, dây lưng đũi, áo tứ thân + Khăn mỏ quạ, quần nái đen | 1.0 điểm |
Câu 3 | - Biện pháp tu từ : + Liệt kê ( trang phục của cô gái ); + Câu hỏi tu từ (4 câu ) : “Nào đâu cái yếm...nái đen? ”; + Điệp ngữ : nào đâu. -Tác dụng : Nhằm nhấn mạnh những trang phục của thôn quê, bộc lộ sự trách móc, tiếc nuối muốn níu kéo những nét đẹp truyền thống thân thuộc giản dị của chàng trai trước sự thay đổi của người yêu. | 1.0 điểm |
Câu 4 | Đoạn văn đảm bảo các ý: - Yêu cầu HS nắm vững kĩ năng viết đoạn văn ngắn đảm bảo về hình thức, nội dung . Từ bài thơ “ Chân quê ” Nguyễn Bính ta đã bàn về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: - Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. - Bản sắc đó không phải ngẫu nhiên mà có được. - Đó là kết quả của sự kết tinh những giá trị văn hóa gốc, căn bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua tháng năm. - Cho nên, ai cũng phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. |
|
B.PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)
Đáp án | Điểm |
Câu 1:
Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận | 0.5 điểm |
Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận. Hướng dẫn chấm:
| 0.5 điểm |
HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:
+ Giới thiệu khái quát tác giả tác phẩm
a) Nhan đề và câu thơ đề từ – Nhan đề: sử dụng từ ngữ Hán Việt cùng âm tiết mở ang gợi không gian cổ kính và tăng thêm liên tưởng về sự rộng lớn của dòng sông. – Câu thơ đề từ: Trời rộng”, “sông dài” gợi nên cái rộng lớn, mênh mông của thiên nhiên, của vũ trụ bao la “bâng khuâng”, “nhớ” – một cảm xúc của nỗi buồn, của sự cô đơn, lạc lõng. => Ngay từ nhan đề và câu thơ đề từ, tác giả đã gợi nên cảm xúc bao trùm, xuyên suốt toàn bộ bài thơ. b) Khổ 1: – Thiên nhiên rộng lớn, mênh mông: Hình ảnh”sóng gợn” Hình ảnh con thuyền “con thuyền xuôi mái nước song song” càng tô đậm thêm sự hoang vắng, cô quạnh của cảnh vật. – Tâm trạng của chủ thể trữ tình được bộc lộ một cách trực tiếp: buồn điệp điệp”, “sầu trăm ngả” tác giả đã diễn tả nỗi buồn dài cùng cực, như không bao giờ nguôi, không bao giờ dứt trong tâm khảm của nhân vật trữ tình c) Khổ 2 Bức tranh đã từng bước hoàn thiện hơn bằng những hình ảnh hết sức mới mẻ: cồn nhỏ, gió đìu hiu, làng xa, chợ chiều, bến cô liêu gợi tả cảnh vật nhỏ bé, cô độc, thoáng lên cái vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp của cảnh vật nơi đây. Âm thanh “tiếng chợ chiều” gợi nên sự mơ hồ, tàn tạ, hoang vắng. “Sông dài trời rộng bến cô liêu” nhấn mạnh cái cô liêu của cảnh vật và sự lạc lõng, trống vắng, cô đơn của con người d) Khổ 3 Khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn: hàng nối hàng, mênh mông Hình ảnh “bèo”gợi sự nổi trôi, vô định Cấu trúc phủ định “không cầu” – “không đò” đã phủ định hoàn toàn những con đường để kết nối với cuộc đời e) Khổ 4 Hình ảnh thơ cổ điển “mây”, “chim” tác giả đã vẽ nên một bức tranh về quê hương, đất nước,. Nỗi nhớ, tình yêu quê hương, đất nước của tác giả qua hai câu thơ cuối bài. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm. | 3.0 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0.5 điểm |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 điểm |
MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
| 2 |
Thực hành tiếng Việt |
|
| 0 | 1 |
|
|
|
|
|
| 1 |
Viết |
|
|
|
| 0 | 1 |
| 1 |
|
| 2 |
Tổng số câu TN/TL | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 5 | 10 |
Điểm số | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 5 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 2.0 điểm 20% | 1.0 điểm 10% | 2 điểm 20% | 5 điểm 50% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 3 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
| Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?. | 1 |
|
| C1 |
Thông hiểu
| Chỉ ra những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của chân quê? | 1 |
|
| C2
| |
Vận dụng | Từ bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính anh chị hãy trình bày 5-7 dòng về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. | 1 |
|
| C4 | |
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT | 1 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết | Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau? Nêu tác dụng của các biện pháp đó: Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
|
|
|
| C3 |
VIẾT | 1 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng cao | Phân tích Tràng giang của Huy Cận | 1 |
|
| C1 phần tự luận
|