PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“ Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời.”
(Trích Nhớ đống - Tố Hữu)
Câu 1 (1 điểm). Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
Câu 2 (1 điểm). Xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 3 (2 điểm). Từ nội dung của đoạn thơ trên anh (chị) viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về lí tưởng sống của học sinh, thanh niên hiện nay?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói “Sống là cho” bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 từ.
Câu 2 (4 điểm): Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Đình Chiểu trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 |
| 1.0 điểm |
Câu 2 |
| 1.0 điểm |
Câu 3 | - Viết đoạn văn: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách sống cần đảm bảo các ý sau: Thế nào là lí tưởng sống: Ước mơ, hoài bão và quyết tâm thực hiện ước mơ hoài bão trong cuộc sống. Biểu hiện quyết tâm học tập, rèn luyện để có kết quả học tập tốt. Có những chuẩn bị chu đáo cho tương lai. Tìm hiểu những nghề nghiệp theo hứng thú của bản thân. Kiên trì vượt qua khó khăn thử thách, không nản chí trước thất bại. Phê phán lối sống thụ động, ỷ lại, hèn nhát, không có tinh thần cầu tiến, ….. Rút ra bài học về lí tưởng sống của con người và liên hệ tới bản thân. | 2.0 điểm |
B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)
Đáp án | Điểm |
Câu 1: HS triển khai theo ý sau: - Giải thích câu nói: + Cho đi là sự sẻ chia đồng cảm, biết yêu thương giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Đâu chỉ nhận riêng mình là làm mà không toan tính vụ lợi xuất phát từ tấm lòng - Nêu biểu hiện của sự cho đi + Giúp đỡ những người có số phận bất hạnh bằng tình cảm và tấm lòng + Quan tâm họ bằng những lời động viên, hỏi han. + Cho đi làm cuộc sống trở nên vui vẻ và có ý nghĩa hơn. + Cho cũng sẽ nhận được tình cảm yêu thương từ mọi người, sự kính trọng - Nêu một số tấm gương của việc cho và nhận. | 2.0 điểm |
Câu 2:
Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận | 0.5 điểm |
Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Đình Chiểu trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Hướng dẫn chấm:
| 0.5 điểm |
HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:
+ Giới thiệu khái quát tác giả tác phẩm
* Tinh thần nhân đạo thể hiện ở cách xây dựng hình tượng người nông dân anh hùng - Đức tính tốt đẹp, tư thế dũng cảm, hiên ngang ngẩng cao đầu: + Người nông dân xưa nay chỉ biết đến công việc đồng áng, nay lại xung phong ra trận, đối mặt với kẻ thù. + Trước cảnh đất nước lâm nguy, họ sẵn sàng bỏ ruộng đất đi theo tiếng gọi Tổ quốc "Súng giặc vang như mõ". - Tấm lòng thủy chung của những người nông dân nghĩa sĩ đối với đất nước: + Lặng thầm chiến đấu, không tiếc thân mình xả thân hi sinh vì Tổ quốc. + Luôn nêu cao tinh thần "tuy là mất tiếng vang như mõ". *Tinh thần nhân đạo thể hiện ở việc trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của những nghĩa sĩ - Trong con mắt của Nguyễn Đình Chiểu, họ là những người nông dân chân chất, hiền lành, chăm chỉ, cần cù, hồn hậu "Nhớ linh xưa... nghèo khó" nhưng nghĩa khí của họ luôn tuôn trào mãnh liệt, mạnh mẽ. - Khi kẻ thù giày xéo quê hương, họ trở nên quyết liệt, gan dạ hơn bao giờ hết với lòng căm thù giặc sâu sắc "Bữa thấy bòng bong muốn ra cắn cổ". => Tình yêu quê hương, đất nước, nỗi căm hờn lũ giặc xâm lược đã trở thành hành động quyết liệt "ăn gan, cắn cổ",... => Tính nhân văn được bộc lộ qua lí tưởng chiến đấu cao cả, tinh thần quật khởi của nhân dân khi đứng trước gian khổ. * Tinh thần nhân đạo là âm hưởng bi tráng như một khúc khải hoàn dành cho những chiến sĩ dũng cảm đã nằm xuống vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. - Người nông dân vốn hiền hòa, chân chất nay vụt trở thành những người lính => Sức mạnh của niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai đã biến thành nguồn động lực, năng lượng vô hạn cho những người lính. - Người nông dân vốn có cuộc sống bình dị nhưng khi đất nước gặp nguy nan, họ lại là những người xung phong đấu tranh quật cường với tinh thần đoàn kết cao nhất. - Sự sẵn sàng hi sinh của những người chiến sĩ: "Thà thác mà đặng câu... ở với man di rất khổ" + Ước vọng nhỏ bé "thà chết vinh còn hơn sống nhục": Một lần đánh giặc rồi hi sinh, chết vinh quang còn hơn ở với bọn giặc "man di, mọi rợ". + Thân xác họ có thể sẽ bị chôn vùi, trở thành cát bụi nhưng công lao và sự hi sinh anh dũng của họ sẽ trở nên bất tử trong lòng chúng ta. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1 điểm – 1.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm. | 2.0 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0.5 điểm |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 điểm |
MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 1 | 0 | 1 |
|
|
|
| 0 | 2 | 3 |
Thực hành tiếng Việt |
|
|
|
|
|
| 0 | 1 | 0 | 1 | 1 |
Viết |
|
|
|
| 0 | 2 |
|
| 0 | 2 | 6 |
Tổng số câu TN/TL | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 5 | 10 |
Điểm số | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 6 | 0 | 1 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 2.0 điểm 20% | 6.0 điểm 60% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 4 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
| - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. | 1 |
|
| C1 |
Thông hiểu
|
-Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. | 1 |
|
| C3
| |
Vận dụng |
| 1 |
|
| C1 phần tự luận | |
| Vận dụng cao |
| 1 |
|
| C2 |
VIẾT | 1 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng
| *Nhận biết: - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích đánh giá hình tượng sóng trong tác phẩm cùng tên của nhà thơ Xuân Quỳnh - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá hình tượng sóng; vấn đề nghị luận (chủ đề, đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) - Giới thiệu tác giả tác phẩm - Khái quát về hình tượng sóng *Thông hiểu - Những đặc điểm nổi bật của đối tượng - Lí giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm - Phân tích cụ thể, rõ ràng về hình tượng sóng (sóng trong suy nghĩ về tình yêu, sóng – sự thủy chung son sắc....) *Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm - Nhận xét về nội dung nghệ thuật của tác phẩm: vị trí, đóng góp của tác giả |
1 |
|
|
|
C2 phần tự luận
|