Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 Chân trời sáng tạo bản 2 (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm giữa học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 Chân trời sáng tạo bản 2 (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  - HƯỚNG NGHIỆP 11   CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 2)

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy - hải sản.

B. Đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường.

C. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

D. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch.

Câu 2. Vai trò chủ yếu của rừng ven biển miền Trung nước ta là

A. Chống xói mòn

B. Chắn cát bay

C. Hạn chế lũ lụt

D. Điều hòa nước sông

Câu 3. Sự đa dạng sinh học ở nước ta được thể hiện ở

A. Số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng

B. Sự suy giảm về độ che phủ rừng

C. Số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm

D. Sự suy giảm về số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.

Câu 4. Theo em, khi chia sẻ về kế hoạch truyền thông về văn hóa giao tiếp, ứng xử trên mạng xã hội em đã tham gia cần chú trọng vào ý chính nào?

A. Tên hoạt động, địa điểm tổ chức hoạt động, cảm xúc của em.

B. Tên hoạt động, thuận lợi khi thực hiện, công việc đã làm.

C. Tên hoạt động, hình thức, thời gian.

D. Mục tiêu, nội dung, hình thức, đối tượng của hoạt động.

Câu 5. Để bảo vệ rừng, chúng ta cần làm gì?

A. Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây

B. Đốt rừng để làm nương rẫy

C. Chặt bỏ lấy diện tích để làm nhà sinh sống

D. Chặt những cây gỗ quý bán lấy tiền

Câu 6. Là học sinh lớp, em có thể tham gia các hoạt động cộng đồng không? Vì sao?

A. Có, miễn là em biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian cá nhân.

B. Có, vì các hoạt động cộng đồng khá đơn giản, dễ dàng thực hiện

C. Không, vì các hoạt động cộng đồng chỉ dành cho người lớn.

D. Không, vì các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi học sinh

Câu 7. Hành vi nào dưới đây là không đúng khi tham gia mạng xã hội?

A. Chúng ta nên tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ bằng cách không sao chép hoặc sử dụng những tác phẩm của người khác mà không được phép.

B. Chúng ta nên tương tác tích cực và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp trên mạng xã hội bằng cách thể hiện sự quan tâm và chia sẻ đến những người khác.

C. Có những thành viên sử dụng mạng xã hội để lan truyền thông tin sai lệch hoặc tin đồn, gây ra sự hoang mang và bất an cho người dùng khác.

Câu 8. Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về cộng đồng?

A. Cộng đồng là một cụm từ bắt nguồn từ chữ Latinh được dùng để chỉ một hiệp hội hoặc nhóm cá nhân như con người hoặc động vật.

B. Những cá nhân trong cộng đồng cùng chung sống, gắn bó với nhau. Cộng đồng có thể là tập hợp những người có cùng sở thích, suy nghĩ hoặc đặc điểm chung nào đó.

C. Cộng đồng xã hội là một lượng lớn người có những dấu hiệu, đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, nghề nghiệp, nơi cư trú và đặc điểm sinh tụ.

D. Cộng đồng có thể là tập hợp những người có cùng quốc tịch của một quốc gia.

Câu 9. Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là?

A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.

B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.

C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.

D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lí do chung tay giúp đỡ cộng đồng?

A. Là trách nhiệm với cộng đồng.

B. Là hành động thể hiện tình yêu thương. .

C. Là cách sử dụng thời gian rảnh một cách hiệu quả.

D. Là một hành động đẹp từ tấm lòng.

Câu 11. Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cách phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng?

A. Ngại tham gia, tiếp xúc với người lạ.

B. Chủ động giúp đỡ người gặp khó khăn.

C. Quyên góp tiền để xây dựng trường học.

D. Quyên góp quần áo, lương thực cho các bạn nhỏ vùng cao.

    B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và giải quyết vấn đề tình huống bằng lời nói, hành động cụ thể trong các tình huống sau đây:

       - Tình huống 1: Nhà trường kêu gọi toàn bộ học sinh tham gia thực hiện phong trào “Trường học xanh - lớp học sạch”. Tuy nhiên, vẫn có một số bạn học sinh không tham gia hưởng ứng mà còn xả rác bừa bãi ra sân trường. Nếu em thấy các trường hợp trên, em sẽ làm gì?

       - Tình huống 2: Trong giờ ra chơi, Lan và Thảo đang đi dạo trong vườn hoa ở trường thì thấy một bông hoa xinh đẹp đang đua sắc. Thấy vậy, Thảo đưa tay định ngắt bông hoa. Nếu em nhìn thấy trường hợp này, em sẽ làm gì? 

       - Tình huống 3: Trong giờ học, Hải cảm thấy chán và lôi bút ra để vẽ lên tường cho khây khoả. Nếu em nhìn thấy trường hợp này, em sẽ làm gì?

     Câu 2 (1,0 điểm). Để thể hiện trách nhiệm của bạn thân với cộng đồng, em sẽ thực hiện những việc làm như thế nào?

---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 2)

       A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

       Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

B

A

C

D

A

A

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

C

A

B

C

A

A

       B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống:

- Tình huống 1: Trước hết, em sẽ kêu gọi các bạn tham gia hưởng ứng phong trào “Trường học xanh - lớp học sạch”. Nếu thấy các bạn không hưởng ứng mà còn có những hành động huỷ hoại môi trường và cảnh quan, em sẽ nhắc nhở và báo cáo các việc làm xấu của các bạn cho giáo viên.

- Tình huống 2: Nếu em thấy trường hợp này, em sẽ khuyên Thảo không nên ngắt những bông hoa xinh đẹp ấy vì đó là một việc làm hại tới môi trường sống của các loài hoa, làm phá hoại cảnh quan nơi công cộng. Nếu như ai cũng ngắt một bông hoa thì chẳng mấy chốc mà vườn hoa trơ trụi, không còn một bông hoa nào cả.

- Tình huống 3: Nếu em thấy trường hợp này, em sẽ khuyên Hải xoá ngay những vết mực đó và không vẽ lên trường vì làm như vậy sẽ khiến cho tường xấu đi, làm bẩn gây mất thẩm mĩ khu vực đó và thể hiện đó là người không có ý thức, nghịch ngợm.

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

1,0 điểm

Câu 2 

(1,0 điểm)

- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và quy định của cộng đồng.

- Thể hiện văn hoá giao tiếp, ứng xử, nếp sống văn minh trong cộng đồng.

- Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng.

1,0 điểm

 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 2)

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 5: Hoạt động phát triển cộng đồng

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

4,0

  

Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên 

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

6,0

  

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

  

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

 4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 2)

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Chủ đề 5

6

1

 

 

Hoạt động phát triển cộng đồng

Nhận biết

- Nhận diện được các cách xây dựng và phát triển các mố quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

- Nhận diện được các hành vi văn minh và không văn minh nơi công cộng.

2

 

C4

C7

 

Thông hiểu

- Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng. 

3

 

C12 C10

C8 

 

Vận dụng

- Xử lí được tình huống liêm quan đến các hoạt động bảo vệ môi trường và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. 

1

 

C6

 

Vận dụng cao

- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề khó khăn khi tham gia hoạt động phát triển cộng đồng.

 

1

 

C2 

(TL)

Chủ đề 6

6

1

 

 

Bảo vệ môi trường và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

Nhận biết

- Nhận diện được những việc làm bảo vệ môi trường và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

2

 

C11

C5

 

Thông hiểu

- Nắm được ý nghĩa của bảo vệ môi trường và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

3

 

C2

C1 

C9 

 

Vận dụng

- Xử lí tình huống và thực hành các công việc bảo vệ môi trường và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. 

1

1

C3

C1 (TL)

Tìm kiếm google: Đề thi HĐTN 11 CTST, bộ đề thi ôn tập theo kì Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra học kì 2 hoạt đông trải nghiệm - hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 2


Copyright @2024 - Designed by baivan.net