Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Toán 8 kết nối (đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Toán 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 TOÁN 8 KẾT NỐI

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Phân thức xác định khi?

A. B ≠ 0. B. B ≥ 0. C. B ≤ 0. D. A = 0.

Câu 2. Xe thứ nhất chở x người, xe thứ hai chở số người ít hơn xe thứ nhất là 8 người. Số người xe thứ hai chở tính theo x là

A. x – 8. B. x + 8. C. 8x. D. 8 : x.

Câu 3. Công thức nào sau đây không phải là hàm số?

A. . B. .

C. . D. .

Câu 4. Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 51, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Viết tập hợp M gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.

A. M  = {1, 3, 5, …, 49, 51}.

B. M  = {2, 3, 4, …, 51, 52}.

C. M  = {1, 2, 3, …, 50}.

D. M  = {1, 2, 3, …, 51, 52}.

Câu 5. Cho hai tam giác vuông. Điều kiện để hai tam giác vuông đó đồng dạng là

A. Có hai cạnh huyền bằng nhau.

B. B. có 1 cặp cạnh góc vuông bằng nhau.

C. Có hai góc nhọn bằng nhau.           

D. không cần điều kiện gì.

Câu 6. Cặp hình H và H’ được gọi là

 

A. Hình đồng dạng phối cảnh.                           

B. Hình giống nhau.

C. Hình sao chép.                          

D. Hình to hình bé.

Câu 7. Hình chóp tam giác đều có mặt bên là hình gì?

A. Tam giác vuông cân.

B. Tam giác đều.

C. Tam giác vuông.      

D. Tam giác cân 

Câu 8. Cho hình bình hành ABCD. Trên đường chéo AC lấy điểm E sao cho AC = 3AE. Qua E vẽ đường thẳng song song với CD, cắt AD và BC theo thứ tự ở M và N. Cho các khẳng định sau

(I) với tỉ số đồng dạng .

(II) với tỉ số đồng dạng .

(III) với tỉ số đồng dạng .

Chọn câu đúng.

A. (I) đúng, (II) và (III) sai. 

B. (I) và (II) đúng, (III) sai.

C. Cả (I), (II), (III) đều đúng. 

D. Cả (I), (II), (III) đều sai.

  B. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1(1,5 điểm). 

Cho các biểu thức:

a) Rút gọn biểu thức .
b) Tính giá trị của biểu thức B khi .

Câu 2. (1,0 điểm). Cho hàm số : y = f(x) = – 2x + 3

a) Tính .

b) Vẽ đồ thị của hàm số trên.

Câu 3. (1,5 điểm). Một người đi ô tô từ A đến B với vận tốc 35 km/h. Lúc từ B về A người đó đi với vận tốc bằng vận tốc lúc  đi . Do đó thời gian về ít hơn thời gian đi là 30 phút. Tính quãng đường AB.

Câu 4. (1 điểm) Gieo một con xúc xắc cân đối. Tính xác suất của biến cố sau:

a) A: "Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc khác 6"

b) B: "Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 3"

Câu 5. (2,5 điểm). Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6cm; AC = 8cm. Kẻ đường cao AH.

a) Chứng minh ΔABC ΔHBA 

b) Tính độ dài các cạnh BC, AH.

c) Phân giác của góc ACB cắt AH tại E, cắt AB tại D. Tính tỉ số diện tích của hai tam giác ACD và HCE. 

Câu 6. (0,5 điểm). Tính thể tích của một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác vuông, chiều cao của lăng trụ là 7cm. Độ dài hai cạnh góc vuông của đáy là 3cm và 4cm.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA TOÁN 8 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: TOÁN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

A

C

D

C

A

D

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN(8,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

a) Với . Ta có

 

 

0,25

0,25

 

b) Ta có:

Ta thấy thỏa mãn điều kiện , thay vào biểu thức ta được

.

 

0,25

 

0,25

Câu 2

(1,0 điểm)

a)

   

0,25

0,25

b) Xác định được A(0; 3) và B(1,5; 0)

Vẽ đúng đồ thị hàm số y = – 2x + 3

 

0,25

0,25

Câu 3. 

(1,5 điểm)

Gọi quãng đường AB là x(km)    (x > 0 )

Vận tốc từ B dến A :  42 km/h

Thời gian từ A đến B là : (h)

Thời gian từ B đến A là : (h)

Theo đề bài ta có phương trình :

Giải phương trình được: x = 105 (TM)

Quãng đường AB là 105 km

0,25

0,25

 

0,25

 

 

 

0,5

 

0,25

Câu 4.

(1 điểm)

Có 6 kết quả có thể, đó là 1; 2; 3; 4; 5; 6. Các kết quả có thể này là đồng khả năng

a) Có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: 1; 2; 3; 4; 5. 

Vậy P(A)=

0,5

b) Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: 1; 2

Vậy P(B)==

0,5

Câu 5.

(2,5 điểm)

0,5

a) ABC HBA (g.g)

, chung.

 

0,75

b) Ta có:  BC2 =AB2 + AC2 

   BC2 = 100

   BC = 10 (cm)

 Vì ABC HBA (chứng minh trên)  

hay (cm)

0,75

Ta có:   

ADC HEC (g.g) vì:

(CD là phân giác góc ACB)

Vậy

 

 

0,5

 

 

 

 

Câu 6.

(0,5 điểm)

Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác là:

   V = S.h  =  .3.4.7 = 42(cm3)

0,5

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TOÁN 8 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024) 

MÔN: TOÁN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

  

1. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ

1

  

1

(C1b)

 

1

(C1a)

  

1

2

1,75

 

2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT VÀ HÀM SỐ BẬC NHẤT

1

 

1

2

(C2a+2b)

 

1

(C3)

  

2

3

3,0

 

3. MỞ ĐẦU VỀ TÍNH XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

1

  

2

(C4a+4b)

    

1

2

1,25

 

4. TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG

2

  

1

(C5a)

 

2

(C5b+C5c)

1

 

3

3

3,25

 

5. MỘT SỐ HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN

1

  

1

(C6)

    

1

1

0,75

 

Tổng số câu TN/TL

6

 

1

7

 

4

1

 

8

11

10

 

Điểm số

1,5

 

0,25

4,25

 

3,75

0,25

 

2

8

10

 

Tổng số điểm

1,5 điểm

15 %

4,5 điểm

45 %

3,75 điểm

37,5 %

0,25 điểm

2,5 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA TOÁN 8 KẾT NỐI CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024) 

MÔN: TOÁN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

CHƯƠNG VI. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ

2

1

  

 

 

 

1. Phân thức đại số

 

2. Tính chất cơ bản của phân thức đại số

Nhận biết

 

- Nhận biết phân thức đại số, tử thức và mẫu thức của một phân thức.

- Nhận biết hai phân thức bằng nhau

 

1

 

C1

Thông hiểu

 

- Tìm điều kiện xác định của phân thức đại số và tính giá trị của phân thức tại giá trị của biến thoả mãn điều kiện xác định.

- Áp dụng tính chất thực hiện được các phép tính quy đồng mẫu thức, rút gọn phân thức.

    

Vận dụng

- Vận dụng quy đồng mẫu nhiều phân thức, tìm điều kiện để hai phân thức bằng nhau.

    

3. Phép cộng và phép trừ phân thức đại số

Thông hiểu

- Thực hiện được các phép toán cộng, trừ phân thức đại số. 

    

Vận dụng

- Vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng phân thức và quy tắc dấu ngoặc với phân thức trong tính toán.

1

 

C1a

 

4. Phép nhân và phép chia phân thức đại số

Thông hiểu

- Thực hiện phép nhân và phép chia phân thức đại số

1

 

C1b

 

Vận dụng

- Vận dụng tính chất của phép nhân phân thức trong tính toán.

    

CHƯƠNG VII. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT VÀ HÀM SỐ BẬC NHẤT

3

2

  

1. Phương trình bậc nhất một ẩn

 

2. Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Nhận biết

- Nhận biết phương trình bậc nhất một ẩn và nhận dạng phương trình đưa được về dạng phương trình bậc nhất một ẩn.

 

1

 

C2

Thông hiểu

- Giải được phương trình và phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn

    

Vận dụng

- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với phương trình bậc nhất.

1

 

C3

 

Vận dụng cao

- Vận dụng tính chất biến đổi, giải các phương trình khó, cấp độ cao

    

3. Khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số

Nhận biết

- Nhận biết công thức, đồ thị hàm số.

 

1

 

C3

Thông hiểu

- Tính giá trị của hàm số đó xác định bởi công thức.

- Xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ; xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó.

1

 

C2a

 

4. Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất

Nhận biết

- Nhận dạng được hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất

    

Thông hiểu

- Thiết lập bảng giá trị của hàm số bậc nhất và vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất

1

 

C2b

 

Vận dụng

- Vận dụng hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất vào giải quyết một số bài toán thực tế.

    

5. Hệ số góc của đường thẳng

Nhận biết

- Nhận biết khái niệm của hệ số góc của đường thẳng y = ax + b ()

    

Thông hiểu

- Sử dụng hệ số góc của đường thẳng để nhận biết và giải thích sự cắt nhau hoặc song song của hai đường thẳng cho trước.

    

Vận dụng

- Vận dụng tìm điều kiện của tham số thoả mãn điều kiện cho trước.

    

CHƯƠNG VIII. MỞ ĐẦU VỀ TÍNH XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

2

1

  

1. Kết quả có thể và kết quả thuận lợi

Nhận biết

     

Thông hiểu

- Xác định kết quả có thể của hành động, thực nghiệm.

- Xác định các kết quả thuận lợi cho một biến cố liên quan tới hành động, thực nghiệm.

 

1

 

C4

2. Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số

Nhận biết

     

Thông hiểu

- Tính xác suất bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố và số kết quả có thể trong trường hợp các kết quả cố thể là đồng khả năng.

2

 

C4a+4b

 

Vận dụng

     

3. Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng

Nhận biết

     

Thông hiểu

- Tính xác suất thực nghiệm trong một số ví dụ có tình huống thực tế

    

Vận dụng

- Ước lượng xác suất của một biến cố bằng xác suất thực nghiệm.

- Ứng dụng trong một số bài toán đơn giản.

    

CHƯƠNG IX. TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG

3

3

  

1. Hai tam giác đồng dạng 

Nhận biết

- Nhận biết được hai tam giác đồng dạng. 

    

Thông hiểu

- Hiểu và giải thích được các tính chất của hai tam giác đồng dạng.

- Biết lập ra tỉ lệ thức từ hai tam giác đồng dạng.

    

Vận dụng

- Giải thích định lí về trường hợp đồng dạng đặc biệt của hai tam giác.

1

 

C5c

 

Vận dụng cao

Vận dụng linh hoạt các tính chất hình học vào giải toán. 

 

1

 

C8

2. Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác

Thông hiểu

- Áp dụng các tính chất chứng minh hai tam giác đồng dạng.

    

Vận dụng 

- Áp dụng các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vào các vấn đề thực tiễn.

    

3. Định lý Pythagore và ứng dụng

 

 

Nhận biết

- Giải thích định lý Pytagore.

    

Thông hiểu

- Tính độ dài cạnh trong tam giác vuông bằng cách sử dụng định lý Pytagore.

    

Vận dụng

- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với việc vận dụng định lí Pytagore.

    

4. Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông.

5. Hình đồng dạng

Nhận biết

- Nhận biết hai hình đồng dạng

- Nhận biết hai hình đồng dạng phối cảnh

- Nhận biết được vẻ đẹp trong tự nhiên, nghệ thuật, kiến trúc, công nghệ chế tạo,… biểu hiện qua hình đồng dạng.

- Nhận biết điều  kiện để hai tam giác vuông đồng dạng

 

2

 

C5+C6

Thông hiểu

- Áp dụng các tính chất chứng minh hai tam giác vuông đồng dạng.

1

 

C5a + Vẽ hình

 

Vận dụng

- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với việc vận dụng các tam giác vuông đồng dạng.

1

 

C5b

 

CHƯƠNG X. MỘT SỐ HÌNH KHỐI THỰC TIỄN

1

   

1. HÌNH CHÓP TAM GIÁC ĐỀU

 

2. HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU

Nhận biết

- Mô tả đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy

 

1

 

C7

Thông hiểu

Tính được diện tích xung quanh, thể tích của hình lăng trụ đứng.

1

 

C6

 

Vận dụng

- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều.

    

 

Tìm kiếm google: Đề thi Toán 8 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì Toán 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối học kì 2 Toán 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Toán 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com