Giải chi tiết Toán 9 CTST bài 1: Bất đẳng thức

Hướng dẫn giảI bài 1: Bất đẳng thức sách mới Toán 9 tập 1 chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

1. KHÁI NIỆM BẤT ĐẲNG THỨC

Giải chi tiết hoạt động 1 trang 25 sgk toán 9 tập 1 ctst

Cho hai số thực x và y được biểu diễn trên trục số (Hình 1)

Hãy cho biết số nào lớn hơn

Bài làm chi tiết:

Ta có x < 0 và y > 0

=> y > x

Giải chi tiết thực hành 1 trang 26 sgk toán 9 tập 1 ctst

Hãy chỉ ra các bất đẳng thức diễn ra mỗi khẳng định sau

a) x nhỏ hơn 5

b) a không lớn hơn b

c) m không nhỏ hơn n

Bài làm chi tiết:

a) x < 5

b) a 5

c) m n

2. TÍNH CHẤT CỦA BẤT ĐẲNG THỨC

Giải chi tiết hoạt động 2 trang 26 sgk toán 9 tập 1 ctst

Cho a, b, c thoả mãn a > b và b > c. Trong a và c, số nào lớn hơn? Vì sao?

Bài làm chi tiết:

Ta có a > b mà b > c => a > c

Giải chi tiết hoạt động 3 trang 26 sgk toán 9 tập 1 ctst

Thay mỗi ? Bằng các dấu thích hợp (<,>)

a) 4 > 1

4 + 15 ? 1 + 15

b) -10 < - 5

-10 + (-15) ? -5 + (-15)

Bài làm chi tiết:

a) Vì 4 > 1

=> 4 + 15 > 1 + 15

b) Vì -10 < - 5

=> -10 + (-15) < -5 +(-15)

Giải chi tiết thực hành 3 trang 27 sgk toán 9 tập 1 ctst

So sánh hai số -3 + 2350 và -2 + 2350

Bài làm chi tiết:

Ta có – 3 < -2 

=> -3 + 2350 < -2 + 2350

Giải chi tiết thực hành 4 trang 27 sgk toán 9 tập 1 ctst

Cho hai số m và n thoả mãn m > n. Chứng tỏ m + 5 > n + 4

Bài làm chi tiết:

Theo đề ra ta có: m > n, 5 > 4

=> m + 5 > n + 4

Giải chi tiết vận dụng 1 trang 27 sgk toán 9 tập 1 ctst

Gọi a là số tuổi của bạn Na, b là số tuổi của bạn Toàn, biết rằng bạn Toàn lớn tuổi hơn bạn Na. Hãy dùng bất đẳng thức để biểu diễn mối quan hệ về tuổi của hai bạn dó ở hiện tại và sau ba năm nữa.

Bài làm chi tiết:

Gọi a là số tuổi của bạn Na, b là số tuổi của bạn Toàn

Ta có a  < b

Sau 3 năm ta có a + 3 và b + 3 là số tuổi của hai bạn

=> a + 3 < b + 3

Giải chi tiết hoạt động 4 trang 27 sgk toán 9 tập 1 ctst

Thay mỗi ? sau bằng dấu thích hợp (<,>)

a) 3 > 2

3.17 ? 2.17

b) -10 < -2

(-10).5 ? (-2) .5

c) 5  > 3

5.(-2) ? 3.(-2)

d) -10 < -2

(-10).(-7) ? (-2).(-7)

Bài làm chi tiết:

a) Vì 3 > 2

=> 3.17 > 2.17

b) Vì -10 < -2

=> (-10).5 < (-2).5

c) Vì 5 > 3

=> 5.(-2) < 3.(-2)

d) Vì -10 < -2

(-10).(-7) > (-2).(-7)

Giải chi tiết thực hành 5 trang 28 sgk toán 9 tập 1 ctst

Hãy so sánh: (-163).(-75)15 và (-162).(-75)15

Bài làm chi tiết:

 (-163).(-75)15 < (-162).(-75)15

Giải chi tiết thực hành 6 trang 28 sgk toán 9 tập 1 ctst

Cho hai số m, n thoả mãn 0 < m2 < n2. Chứng tỏ 1,5m2 < 2n2

Bài làm chi tiết:

Vì 1,5 < 2 và m2 <n2

=> 1,5m2 < 2n2

Giải chi tiết vận dụng 2 trang 28 sgk toán 9 tập 1 ctst

Cho biết -10m < -10n, hãy so sánh m và n

Bài làm chi tiết:

Vì -10m < -10n 

=> m > n

3. BÀI TẬP CUỐI SÁCH

Giải chi tiết bài 1 ttrang 28 sgk toán 9 tập 1 ctst

Dùng các kí hiệu >, <, để diễn tả:

a) Tốc độ v đúng quy định với biển báo giao thông ở hình 4a.

b) Trọng tải P của toàn bộ xe khi đi qua cầu đúng quy định với biển báo giao thông ở hình 4b.

Bài làm chi tiết:

a) 

Biển báo hình 4a cấm tốc độ của xe chạy vượt giá trị trên biển là 70km/h (tốc độ không vượt quá 70km/h) nên:

Tốc độ v đúng quy định với biển báo giao thông thì: v ≤ 70 (km/h)

b) 

Biển báo hình 4b cấm trọng tải của xe vượt giá trị trên biển là 10 tấn (trọng tải toàn bộ xe không vượt quá 10 tấn) nên:

Trọng tải P của toàn bộ xe khi đi qua cầu đúng quy định thì: P ≤ 10 (tấn)

Giải chi tiết bài 2 trang 29 sgk toán 9 tập 1 ctst

Hãy chỉ ra các bất đẳng thức diễn tả mỗi khẳng định sau:

a) m lớn hơn 8;

b) n nhỏ hơn 21;

c) x nhỏ hơn hoặc bằng 4;

d) y lớn hơn hoặc bằng 0.

Bài làm chi tiết:

a) m > 8

b) n < 21

c) x 4

d) y 0

Giải chi tiết bài 3 trang 29 sgk toán 9 tập 1 ctst

Hãy cho biết các bất đẳng thức được tạo thành khi:

a) Cộng hai vế của bất đẳng thức m > 5 với -4

b) Cộng hai vế của bất đẳng thức x² ≤ y + 1 với 9

c) Nhân hai vế của bất đẳng thức x > 1 với 3, rồi tiếp tục cộng với 2

d) Cộng vào hai vế của bất đẳng thức m ≤ -1 với -1, rồi tiếp tục cộng với -7

Bài làm chi tiết:

a) Cộng hai vế của bất đẳng thức m > 5 với -4

Từ đó => m - 4 > 5 - 4

<=> m - 4 > 1

b) Cộng hai vế của bất đẳng thức x² ≤ y + 1 với 9

Từ đó => x² + 9 ≤ y + 1 +9

<=> x2 + 9 ≤ y + 10

c) Nhân hai vế của bất đẳng thức x > 1 với 3, rồi tiếp tục cộng với 2

Từ đó => x.3 + 2 > 1.3 + 2

<=> 3x + 2 >5

d) Cộng vào hai vế của bất đẳng thức m ≤ -1 với -1, rồi tiếp tục cộng với -7

Từ đó => m - 1 - 7 ≤ -1 -1-7

<=> m - 8 ≤ -9

Giải chi tiết thực hành 4 trang 29 sgk toán 9 tập 1 ctst

So sánh hai số x và y trong mỗi trường hợp sau:

a) x + 5 > y + 5;

b)-11x ≤-11y;

c) 3x-5<3y-5;

d) -7x + 1 >-7y+1.

Bài làm chi tiết:

a) x > y

b) x y

c) x < y

d) x < y

Giải chi tiết vận dụng 5 trang 29 sgk toán 9 tập 1 ctst

Cho hai số a, b thoả mãn a < b. Chứng tỏ:

a) b - a > 0;

b) a-2 < b-1;

c) 2a + b <3b;

d)-2a-3-2b-3.

Bài làm chi tiết:

a) Ta có a < b => b – a > 0 (đpcm)

b) a – b < - 1 + 2

=>a – b < 1

Theo đề bài a < b => a – b < 0 => a – b < 1 => a – 2 < b – 1 (đpcm)

c) 2a + b < 3b

<=> 2a – 2b < 0

<=> a – b < 0

Theo đề bài a < b => a – b < 0 => 2a + b < 3b (đpcm)

d) -2a – 3 > -2b – 3

<=> -2a + 2b > 0

<=> b – a > 0

Theo đề bài b > a => b – a >0

=> -2a – 3 > -2b – 3 (đpcm)

Tìm kiếm google:

Giải toán 9 chân trời sáng tạo, giải toán 9 chân trời tập 1, giải bài 1: Bất đẳng thức toán 9 chân trời tập 1

Xem thêm các môn học

Giải toán 9 tập 1 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com