1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Diện tích của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là bao nhiêu?
- A. Hơn 65 nghìn km2
- B. Hơn 85 nghìn km2
C. Hơn 95 nghìn km2
- D. Hơn 105 nghìn km2
Câu 2: Khu vực Đông Bắc có bao nhiêu tỉnh thành?
- A. 14 tỉnh.
- B. 4 tỉnh.
- C. 9 tỉnh.
D. 10 tỉnh.
Câu 3: Thế mạnh nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi nước ta là gì?
- A. Đánh bắt hải sản và cây lương thực.
- B. Trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.
- C. Trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia cầm.
D. Trồng cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 4: Vùng kinh tế nào sau đây của nước ta có duy nhất một tỉnh giáp biển?
- A. Đông Nam Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 5: Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là:
- A. núi cao, cắt xẻ mạnh.
- B. gồm các cao nguyên xếp tầng.
C. núi thấp và trung bình.
- D. đồng bằng rộng lớn.
Câu 6: Vùng nào có mùa đông lạnh nhất nước ta?
A. Đông Bắc.
- B. Tây Bắc.
- C. Đông Nam.
- D. Tây Nam.
Câu 7: Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người nào?
- A. Tày, Thái, Nùng, Hoa.
- B. Tày, Thái, Nùng, Chăm.
C. Tày, Thái, Mường, Nùng.
- D. Tày, Thái, Nùng, Ba Na.
Câu 8: Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đều có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp nào?
A. thủy điện.
- B. khai khoáng.
- C. chế biến lâm sản.
- D. vật liệu xây dựng.
Câu 9: Tỉnh nào sau đây thuộc Đông Bắc?
- A. Sơn La.
- B. Hoà Bình.
- C. Điện Biên.
D. Lạng Sơn.
Câu 10: Loại khoáng sản nào sau đây tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Bắc?
- A. Sắt.
- B. Đồng.
- C. Pyrit.
D. Than.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Tỉnh/ thành phố nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Vĩnh Phúc
- B. Tuyên Quang.
- C. Thái Nguyên.
- D. Hà Giang.
Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu dẫn đến vùng Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất nước ta?
- A. Tập trung nhiều đồng bào dân tộc.
- B. Thiếu tài nguyên khoáng sản.
- C. Thiếu nguồn năng lượng.
D. Địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn.
Câu 3: Vì sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn?
- A. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- B. Đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.
C. Địa hình dốc và có nhiều sông lớn.
- D. Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa.
Câu 4: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.
- B. Khoáng sản phân bố rải rác.
- C. Địa hình dốc, giao thông khó khăn.
- D. Khí hậu diễn biến thất thường.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Tạo động lực cho vùng phát triển công nghiệp khai thác.
- B. Góp phần giảm thiểu lũ lụt cho đồng bằng sông Hồng.
- C. Làm thay đổi đời sống của đồng bào dân tộc ít người.
D. Tạo việc làm tại chỗ cho người lao động ở địa phương.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây thể hiện ý nghĩa về kinh tế của việc khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
- B. Tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập.
- C. Bảo vệ an ninh quốc phòng biên giới.
D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 2: Vì sao trâu được nuôi nhiều hơn bò ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Trâu dễ thuần dưỡng và đảm bảo sức kéo tốt hơn.
B. Trâu khoẻ hơn, ưa ẩm và chịu rét tốt.
- C. Thịt trâu tiêu thụ tốt hơn trên địa bàn của vùng.
- D. Nguồn thức ăn cho trâu dồi dào hơn.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Có nhiều dân tộc ít người sinh sống.
- B. Dân cư thưa thớt nhất nước ta.
- C. Là vùng có căn cứ địa cách mạng.
D. Người dân có kinh nghiệm sản xuất thâm canh lúa nước.
Câu 2: Tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có các đặc điểm: Vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp vịnh Bắc Bộ, vừa giáp vùng Đồng bằng sông Hồng?
- A. Bắc Kạn.
- B. Bắc Giang.
C. Quảng Ninh.
- D. Lạng Sơn.
Câu 3: Địa bàn thuận lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
- A. các tỉnh biên giới.
B. trung du Bắc Bộ.
- C. tiểu vùng Tây Bắc.
- D. miền núi Bắc Bộ.
Câu 4: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là gì?
A. Sự phân hóa địa hình sâu sắc.
- B. Khí hậu phân hóa phức tạp.
- C. Cơ sở hạ tầng kém phát triển.
- D. Tập trung nhiều dân tộc ít người.