Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 KNTT bài 13: Thực hành: Tìm hiểu về Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 13: Thực hành: Tìm hiểu về Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Địa lí 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Vùng kinh tế trọng điểm không phải là vùng:

  • A. bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố.
  • B. hội tụ đầy đủ các thế mạnh.
  • C. có ranh giới không thay đổi.
  • D. có tỉ trọng lớn trong GDP cả nước.

Câu 2: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang dẫn đầu 3 vùng trọng điểm về:

  • A. Diện tích.     
  • B. Mật độ dân số.    
  • C. GDP.
  • D. Giá trị sản xuất công nghiệp.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

  • A. Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta.
  • B. Có trữ lượng dầu khí đứng đầu cả nước.
  • C. Các ngành công nghiệp phát triển muộn.
  • D. Dân số thưa thớt, đa số là thiếu kinh nghiệm.

Câu 4: Tiềm năng thủy điện nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng:

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • B. Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Duyên hải miền Trung.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 5: Ba cực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là:

  • A. Hà Nội - Hải Phòng - Hải Dương.
  • B. Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
  • C. Vĩnh Phúc - Quảng Ninh - Hải Phòng.
  • D. Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

  • A. Có Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, văn hóa lớn nhất của nước ta.
  • B. Tiềm năng nổi bật của vùng là nguồn lao động đông, chất lượng cao.
  • C. Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.
  • D. Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

  • A. Phạm vi của vùng thay đổi theo thời gian.
  • B. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm.
  • C. Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta.
  • D. Có trữ lượng dầu khí đứng đầu cả nước.

Câu 2: Thế mạnh nổi bật của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là:

  • A. vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.
  • B. có nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.
  • C. cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật tương đối phát triển.
  • D. có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nước ta?

  • A. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất.
  • B. Chất lượng lao động vào loại hàng đầu.
  • C. Có trình độ phát triển kinh tế cao nhất.
  • D. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm.

Câu 4: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

  • A. Vĩnh Phúc.
  • B. Hưng Yên.
  • C. Bắc Giang.
  • D. Quảng Ninh.

Câu 5: Vấn đề không cần giải quyết liên quan đến công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là gì?

  • A. Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm.
  • B. Tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.
  • C. Hình thành các khu công nghiệp tập trung.
  • D. Bổ sung lực lượng lao động.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Nông nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc cần tập trung phát triển theo hướng:

  • A. hình thành các vùng chuyên canh có quy mô lớn và sản xuất hàng hóa.
  • B. mở rộng diện tích canh tác, quy hoạch thành các vùng chuyên canh lớn.
  • C. chuyển dịch cơ cấu ngành, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
  • D. sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có truyền thống sản xuất lâu đời.

Câu 2: Phương hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc không phải là:

  • A. phát triển các khu vực công nghiệp tập trung.
  • B. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
  • C. nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao.
  • D. chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng tỉ trọng các ngành khai thác.

Câu 3: Các tuyến giao thông huyết mạch gắn kết vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân là:

  • A. quốc lộ 22 và 51.
  • B. quốc lộ 13 và 14.
  • C. quốc lộ 5 và 18.
  • D. quốc lộ 15 và 18.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Tỉnh duy nhất nào thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (năm 2007)?

  • A. Vĩnh Phúc.
  • B. Bắc Ninh.
  • C. Quảng Ninh.
  • D. Phú Thọ.

Câu 2: Giải pháp để ngành công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có vị trí xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước?

  • A. Cùng với các ngành công nghiệp cơ bản, phát triển các ngành có kĩ thuật cao.
  • B. Phát triển ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường.
  • C. Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có thế mạnh về tài nguyên.
  • D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến và khai thác than nâu.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 Kết nối tri thức bài 13: Thực hành: Tìm hiểu về Vùng , Trắc nghiệm Địa lí 9 Kết nối tri thức bài 13: Thực hành: Tìm hiểu về Vùng , Câu hỏi trắc nghiệm bài 13: Thực hành: Tìm hiểu về Vùng Địa lí 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Địa lí 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net