1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Học để hiểu sẽ giúp chúng ta điều gì?
A. Sẽ tạo ra năng lực tư duy, năng lục tự học và thói quen tự học suốt đời.
- B. Sẽ tạo ra sự sáng tạo mới mẻ.
- C. Sẽ tạo ra khả năng làm việc độc lập.
- D. Sẽ tạo ra khả năng tìm kiếm tri thức.
Câu 2 Đâu là những trụ cột theo khuyến cáo của UNESCO trong việc học suốt đời?
A. Học để hiểu, học để làm, học để hợp tác cùng chung sống, học để làm người.
- B. Học để giỏi, học để làm, học để hợp tác cùng chung sống, học để làm người.
- C. Học để hiểu, học để làm, học để làm người.
- D. Học để hiểu, học để làm, học để hợp tác cùng chung sống, học để thành công.
Câu 3: Học để hiểu là gì?
- A. Là đi sâu, tìm tòi, khám phá mọi sự vật, hiện tượng, thu thập thông tin, số liệu.
B. Là đi sâu, nắm được bản chất sự vât, hiện tượng, nhận thức được quy luật của hiện thực khách quan, hiểu được chính mình để có thể tự biến đổi mình.
- C. Là phát hiện vấn đề mới, có cái nhìn mới mẻ, sáng tạo về sự vật, hiện tượng.
- D. Là hiểu được vấn đề cốt lõi, nhìn thấy được cái độc đáo ẩn sâu trong mọi sự vật, hiện tượng.
Câu 4: Người viết kết nối các luận điểm bằng cách nào?
- A. Các luận điểm được viết liền một mạch, không chia phần cụ thể.
B. Nhắc lại các luận điểm trước rồi mới dẫn dắt vào luận điểm tiếp theo.
- C. Lặp lại các luận điểm trước đó một lần rồi mới dẫn dắt vào luận điểm tiếp theo.
- D. Dùng những câu nói từ các nhà nghiên cứu để dẫn dắt vào luận điểm tiếp theo.
Câu 5: Người viết trích dẫn quan điểm của các nhà tư tưởng lớn nhằm mục đích gì?
- A. Giúp bài viết trở nên uy tín hơn.
- B. Giúp bài viết tiếp cận được nhiều người hơn.
- C. Giúp bài viết cung cấp được nhiều thông tin bổ ích hơn.
D. Củng cố vững chắc cho lí lẽ của bài viết.
Câu 6: Cách lập luận như: “Học để hợp tác. Hợp tác để học”, “Học để làm người. Làm người phải học”… có tác dụng như thế nào?
- A. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng tri thức vào cuộc sống,
- B. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học.
C. Nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa việc học và mục đích của việc học.
- D. Nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp học.
Câu 7: Học để làm là gì?
- A. Học để đem chia sẻ hiểu biết, tri thức với người khác.
- B. Học để tạo ra sản phẩm, tạo ra những thí nghiệm độc đáo.
C. Học để ứng dụng, để triển khai, để áp dụng những lý thuyết vào thực tiễn.
- D. Học để cùng phát triển, cùng tiến bộ, bắt kịp những thay đổi của xã hội.
Câu 8: Đâu không phải là câu nói được trích dẫn làm dẫn chứng trong phần 3: Học để làm?
- A. Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.
- B. Cách tốt nhất để hiểu là làm.
- C. Suy nghĩ gắn với hành động.
D. Học tập không phải là dồn ép tất cả mọi thứ và đầu. Biết cách học vừa đủ, đó mới là người thông minh.
Câu 9: Văn bản Mục đích của việc học thuộc phần nào trong “Báo cáo của Hội đồng về Giáo dục cho thế kỉ XXI”?
- A. Phần 1: Viễn cảnh.
B. Phần 2: Những nguyên tắc.
- C. Phần 3: Những định hướng.
- D. Phần 1: Những nguyên tắc.
Câu 10: Bối cảnh thế giới được tác giả đề cập đến là gì?
- A. Xu thế toàn cầu hóa.
- B. Kinh tế thị trường và kinh tế tri thức.
- C. Nền văn minh trí tuệ.
D. Xu thế toàn cầu hoá kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và chuyển dịch theo hướng xã hội thông tin, xã hội học tập, bắt đầu buổi bình minh của một nền văn minh mới – văn minh trí tuệ.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Học để hợp tác, cùng chung sống là gì?
- A. Là sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho những người xung quanh.
B. Là đặt bản thân vào địa vị người khác mới có thể hiểu rõ các tác động qua lại khách quan, mới tôn trọng những giá trị đa phương, đa dạng và có thái độ hợp tác, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau mới có thể cùng chung sống.
- C. Là sự hợp tác, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau.
- D. Là đặt bản thân vào địa vị người khác để thấu hiểu.
Câu 2: Đâu là lí lẽ để chứng minh cho luận điểm Học để biết ở phần 1 văn bản?
A. Trong bối cảnh diễn ra cách mạng thông tin và sự bùng nổ thông tin, nếu học chỉ là tiếp thu, ghi nhớ kiến thức thì không thể nào đáp ứng nổi tình hình kiến thức mới nảy sinh dồn dập và tăng nhanh.
- B. Trước thị trường lao động toàn cầu đầy biến động, ngoài việc học một nghề để có việc làm, con người cần có năng lực xử lí được nhiều tình huống mới nảy sinh trong cuộc sống nghề nghiệp mà thường không thể lường trước được, đó là năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, tự đào tạo để có thể thích nghi kịp thời với thị trường việc làm.
- C. Hiểu người khác nói rộng ra là phải hiểu thế giới tốt hơn, một thế giới còn tồn đọng biết bao xung đột và căng thẳng do lịch sử để lại, do hiện tại đặt ra.
- D. Cần hiểu biết lẫn nhau tốt hơn để giải quyết hoà bình mọi sự gay cấn, dần dần xoá bỏ thành kiến và hiềm khích tiềm ẩn, thay vào đó là sự hợp tác lành mạnh, là tình hữu nghị cùng chung sống hoà bình.
Câu 3: Mục đích của việc học để làm người là gì?
- A. Để trở thành một con người tài giỏi, được mọi người yêu quý, ngưỡng mộ.
- B. Để hoàn thiện kĩ năng sống, những kĩ năng thế kỉ 21 để trở thành công dân toàn cầu.
- C. Nhằm phát triển đầy đủ nhất tiềm năng sáng tạo của chủ thể cùng với toàn bộ sự phong phú và phức tạp của nhân cách con người.
D. Để trở thành một người hoàn hảo về phẩm chất và đạo đức.
Câu 4: Nhận xét về thứ tự sắp xếp các luận điểm của tác giả trong văn bản?
- A. Trình tự sắp xếp ngẫu nhiên.
B. Trình tự sắp xếp có chủ ý, hoàn toàn hợp lý với mạch lập luận và lô gích khi triển khai các khía cạnh của vấn đề.
- C. Trình tự sắp xếp bị đảo lộn, các ý rời rạc, thiếu liên kết.
- D. Trình tự sắp xếp linh hoạt, sáng tạo.
Câu 5: Mục đích của văn bản Mục đích của việc học là gì?
A. Nhấn mạnh những mục đính chính của việc học tập.
- B. Nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức.
- C. Nhấn mạnh cách học hiệu quả.
- D. Nhấn mạnh phương pháp học phổ biến hiện nay.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Đâu là kĩ năng của thế kỷ 21 mà trẻ em cần có để phát triển trong tương lai?
- A. Tư duy phản biện.
- B. Khả năng sáng tạo.
- C. Kĩ năng làm việc nhóm
D. Tư duy phản biện, khả năng sáng tạo, kĩ năng làm việc nhóm và kĩ năng giao tiếp.
Câu 2: Đâu là nhóm kĩ năng sống cần thế cho mục tiêu trở thành công dân toàn cầu?
- A. Sự trì hoãn.
- B. Khả năng làm việc đơn độc.
C. Khả năng lãnh đạo.
- D. Tư duy lối mòn.
Câu 3: Vì sao học để làm người lại là mục đích cuối cùng được nhắc đến và nó bao gồm cả bốn trụ cột “học – hiểu – làm – hợp tác”?
A. Vì đây là mục đích quan trọng nhất, cốt lõi nhất của việc học, con người cần phải hoàn thiện nhân cách và phẩm chất để sống đúng với những quy phạm đạo đức nhất định, sống lương thiện và có ích cho xã hội.
- B. Vì đây là sự sắp xếp một cách ngẫu nhiên của người viết.
- C. Vì nó là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình lĩnh hội kiến thức.
- D. Vì nó là yếu tố tạo nên bốn trụ cột “học – hiểu – làm – hợp tác”.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Phương pháp học tập nào đã được nhắc đến trong văn bản?
A. Hợp tác.
- B. Tự học.
- C. Điền dã.
- D. Thí nghiệm.
Câu 2: Vì sao “Học để làm người” trong giai đoạn hiện nay là phải học suốt đời?
- A. Vì tri thức là vô tận, con người không thể tiếp thu được hết trong chốc lát.
- B. Vì sự phát triển không ngừng của tri thức nhân loại, trong khi sự hiểu biết của con người vẫn còn hạn hẹp.
- C. Vì con người chưa dành đủ quỹ thời gian cho việc học tập.
D. Ngày nay, tri thức mới được tạo ra hàng ngày, hàng giờ, việc cập nhật tri thức do đó phải thường xuyên, liên tục. Nếu không học sẽ không thể nắm được tri thức, công nghệ mới.