[toc:ul]
I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC
- Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa làkhông ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín cua người khác, không được nghe trộm điện thoại.
- Các hành vi xâm phạm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân:
- Xem trộm thư
- Nghe trộm điện thoại của người khác
- Nhặt được thư người khác vứt đi
- Tự ý thu giữ, hủy thư tín của người khác…
- Trách nhiệm của học sinh:
- Tự biết bảo vệ thư, điện tín của mình
- Tôn trọng quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của người khác.
- Phê phán, tố cáo những việc làm trái pháp luật xâm phạm bí mật thư tín của công dân.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu a: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín...
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào ?
Trả lời:
Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín cua người khác, không được nghe trộm điện thoại.
Câu b: Theo em, những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín....
Theo em, những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín ?
Trả lời:
Các hành vi xâm phạm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân:
- Xem trộm thư
- Nghe trộm điện thoại của người khác
- Nhặt được thư người khác vứt đi
- Tự ý thu giữ, hủy thư tín của người khác…
Câu c: Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín....
Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào ?
Trả lời:
Theo bộ luật hình sự năm 1999 ( sử đổi bổ sung năm 2009), điều 125: Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khá được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm…
Câu d: Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện quyền được....
Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, em phải làm gì khi gặp những trường hợp sau :
- Nhặt được thư của người khác ?
- Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác ?
- Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em ?
Trả lời:
- Nhặt được thư cho người khác:
Em sẽ xem xem tên địa chỉ nhận thư là ai, nếu đó là người em biết, em sẽ đến và trả lại cho họ. Còn đó là người e không biết, em sẽ gửi lại bác đưa thư của xã để bác gửi lại cho người nhận.
- Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác
Em sẽ nhẹ nhàng phân tích và nói cho các bạn hiểu là làm như vậy không đúng, như vậy là vi phạm pháp luật. Mình nên tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
- Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em
Em sẽ nói bố mẹ cũng như anh chị em là lần sau không nên làm như vậy. Đây là quyền riêng tư của mỗi người nên mong muốn bố mẹ và anh chị hãy tôn trọng.