Bài soạn siêu ngắn ngữ văn 7 kết nối bài Củng cố, mở rộng bài 3

Soạn ngữ văn 7 tập 1 sách kết nối tri thức siêu ngắn bài Củng cố, mở rộng bài 3. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

 

[toc:ul]

Câu hỏi 1: Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và ghi lại một chi tiết mà em cho là tiêu biểu, đáng nhớ nhất về từng nhân vật trong các văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Người thầy đầu tiên. Giải thích ngắn gọn lí do lựa chọn.

Văn bản

Nhân vật

Chi tiết tiêu biểu

Lí do lựa chọn

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Nhân vật “tôi”

 

 

Nhân vật người bố

 

 

Người thầy đầu tiên

Nhân vật thầy Đuy-sen

 

 

Nhân vật An-tư-nai

 

 

Trả lời:

Văn bản

Nhân vật

Chi tiết tiêu biểu

Lí do lựa chọn

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Nhân vật “tôi”

Nhân vật tôi chia sẻ một bí mật cho mọi người.

Đây là bài học của bố, nó thể hiện được tình yêu thiên nhiên và tài năng của nhân vật.

Nhân vật người bố

Bố đã tặng và giải thích cho con về ý nghĩa của món quà

Đây là bài học, là lời dạy ý nghĩa của người bố và là tình yêu thương con của người bố.

Người thầy đầu tiên

Nhân vật thầy Đuy-sen

Thầy đã không quản khó khăn cõng các em nhỏ qua suối, đi chân không giày, tay làm liên tục ở khúc suối lạnh buốt

Chi tiết này đã chứng tỏ được tấm lòng yêu thương học trò và hết mình với các em của người thầy.

Nhân vật An-tư-nai

Cô bé đã giúp thầy công việc ở con suối, muốn thầy chính là anh của mình và học tập rất chăm chỉ.

Chi tiết đã nhấn mạnh được tình yêu thương, kính trọng người thầy của mình.

Câu hỏi 2: Chọn một nhân vật văn học em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Liệt kê một số chi tiết tiêu biểu được tác giả sử dụng để miêu tả nhân vật (kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin như gợi ý).

Hồ sơ nhân vật:...

Cách miêu tả nhân vật

Chi tiết trong tác phẩm

Ngoại hình

 

Hành động

 

Ngôn ngữ

 

Nội tâm

 

Mối quan hệ với các nhân vật khác

 

Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật

 

b. Từ bảng đã hoàn thành, hãy chỉ ra đặc điểm của nhân vật.

Trả lời:

a. Một số chi tiết tiêu biểu được tác giả sử dụng để miêu tả nhân vật chú bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng:

Cách miêu tả nhân vậtChi tiết trong tác phẩm
Ngoại hìnhKhông được khắc họa ngoại hình trong văn bản nhưng chúng ta có thể tưởng tượng chú bé Hồng người nhỏ nhắn, gầy gò, có phần khắc khổ.
Hành động

- Khóc: cay cay nơi khóe măt, nước mắt ròng ròng rơi xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ.

- Chạy theo khi thấy dáng người của mẹ, òa khóc khi biết đó là mẹ và được mẹ xoa đầu.

- Lăn vào lòng mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm.

Ngôn ngữ

- Nói chuyện với người cô: vẫn giữ sự lễ phép, đúng mực dù rất buồn bực.

- Nói chuyện với mẹ: tự nhiên, thân mật.

Nội tâm

- Khi nhận ra mục đích và ý nghĩ hiểm độc của người cô: cảm thấy buồn, nước mặt trào ra.

- Thương mẹ ("Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi").

- Nhớ mẹ, mong được gặp mẹ.

- Cảm thấy xấu hổ với đám bạn nếu nhận lầm người đi đường là mẹ, trên hết là sự tủi thân vì luôn mong ngóng mẹ.

Mối quan hệ với các nhân vật khác

- Với người cô: Không thân mật, chỉ là trên bề mặt.

- Với mẹ: yêu mến, nhớ thương, mong được gặp mẹ, ở với mẹ.

Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vậtNhân vật tự kể.

b. Đặc điểm của nhân vật: ngoan ngoãn, tình cảm, yêu thương mẹ.

Tìm kiếm google: soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, giải sách lớp 7 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài 3 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài Củng cố, mở rộng

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 kết nối siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net