Bài soạn siêu ngắn ngữ văn 7 kết nối bài Đọc thủy tiên tháng Một

Soạn ngữ văn 7 tập 2 sách kết nối tri thức siêu ngắn bài Đọc thủy tiên tháng Một. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

 

[toc:ul]

[TRƯỚC KHI ĐỌC] Câu hỏi 1: "Thời tiết bây giờ khó lường thật!" - Đó là lời nhận xét ta vẫn thường nghe. Em có cảm nhận gì về những lo lắng ẩn chứa trong đó?

Câu trả lời:

Em cảm nhận khi người khác nói câu đó, họ đang cảm thấy bất an, lo lắng về thời tiết sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sức khỏe và cả công việc của họ.

[TRƯỚC KHI ĐỌC] Câu hỏi 2: Qua quan sát trực tiếp hoặc qua tìm hiểu các nguồn thông tin, em đã biết được những thay đổi bất thường nào trong nhịp sinh trưởng và tập tính của một số loài sinh vật? Những thay đổi bất thường ấy đã gợi lên trong em cảm nhận, suy nghĩ gì?

Câu trả lời:

Qua tìm hiểu các nguồn thông tin, em đã biết được những thay đổi bất thường trong nhịp sinh trưởng và tập tính của một số loài sinh vật. Các loài động vật đang đối phó với tình trạng nóng lên toàn câu theo nhiều cách khác nhau. 

[ĐỌC VĂN BẢN] Câu hỏi 1: Tại sao có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ "sự nóng lên của Trái Đất"?

Câu trả lời:

Vì nó gợi lên một cái gì đó đồng nhất, xảy ra từ từ, chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ và hiện tượng đó hoàn toàn có thể không gây ra vấn đề gì. Nhưng thực tế khí hậu Trái Đất đang diễn ra khác hẳn.

[ĐỌC VĂN BẢN] Câu hỏi 2: Hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra thế nào trong thời điểm hiện nay?

Câu trả lời:

Hiện tượng thời tiết cực đoan trong thời điểm hiện nay vẫn đang diễn ra. Ở Việt Nam, điển hình là hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung; rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 1: Hãy chọn trong văn bản một cụm từ có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi.

Câu trả lời:

Một cụm từ trong văn bản có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đôi: "sự rối loạn khí hậu toàn cầu".

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 2: Nhan đề của văn bản đã gợi cho em những ấn tượng, suy nghĩ gì? Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết "đắt" hay không? Vì sao?

Câu trả lời:

  • Nhan đề gợi cho em ấn tượng đây sẽ là một văn bản tản văn, giống kiểu những văn bản trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.
  • Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết "đắt". Vì nó cho thấy cái nhìn tinh tế của tác giả.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 3: "Sự bất thường của Trái Đất" đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng nào? Dựa vào trải nghiệm riêng của em, hãy bổ sung bằng chứng cho vấn đề này.

Câu trả lời:

  • Bằng chứng:
    • Các hiện tượng được nêu trong bài báo mà tác giả tự đặt tên cho nó là "Sự bất thường của Trái Đất năm 2007".
    • Xu hướng các hiện tượng cực đoan ngày càng cực đoan hơn vẫn tiếp tục cho đến tận mùa hè năm 2008.
    • Câu nói của Jeff Zogg - nhà thủy văn học đang làm việc cho Trung tâm thười tiết ở Davenport.
  • Hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra ở Việt Nam: hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở miền Trung; rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn ở miền Nam.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 4: Theo em, trong văn bản, đoạn văn nào thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại "sự biến đổi cực đoan của thời tiết"? Cho biết vì sao em xác định như vậy.

Câu trả lời:

  •  "Tại sao chúng ta lại đồng thời... đe dọa lớn lao tiềm ẩn."
  • Vì ở đoạn văn này vừa nói đến "sự biến đổi cực đoan của thời tiết", vừa cho thấy nhân quả của nó.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 5: Hãy chỉ ra những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết.

Câu trả lời:

  • Tác giả đã nêu tác giả của các cụm từ, câu nói quan trọng như: Hunter Lovins, John Holdren.
  • Dẫn ra các dữ kiện, số liệu theo trang CNN.com giới thiệu một báo cáo do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố, nội dung về các hiện tượng thời tiết dữ dội trong năm 2007 mà trước kia chưa từng xảy ra.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 6: Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu nào? Việc dẫn số liệu như vậy có ý nghĩa gì?

Câu trả lời:

  • Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu:
    • Trong một báo cáo do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố.
    • Thể hiện sự cực đoan cho đến tận mùa hè 2008.
  • Việc dẫn số liệu như vậy giúp củng cố, khẳng định lại các lí lẽ đã nêu trong văn bản. 

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 7: Nêu lên điều có ý nghĩa nhất mà em thu nhận được sau khi đọc văn bản này.

Câu trả lời: nhận thức được về sự rối loạn khí hậu toàn cầu, có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn.

[VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC] Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày hiểu biết và suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống.

Câu trả lời

Vấn đề rối loạn khí hậu toàn cầu là một vấn đề nan giải, đã và vẫn đang diễn ra từng ngày. Ngay ở nơi em sống, cũng có thể nhận thấy điều này. Quê hương em nằm ở dải đất miền Trung, nơi mà mùa đông thì lạnh tái tê, mùa hè thì gió Lào thổi. Năm 2020 mới đây, miền Trung đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 10 năm trở lại. Các căn nhà bị tàn phá, hoa màu hư hại, những người dân quê em vốn đã dễ chạnh lòng, tổn thương nay lại lâm vào cảnh tay trắng. Thật may vì người Việt tương thân, tương ái. Các cơn bão đi qua, miền Trung lại vực dậy sức sống. Em chỉ mong sao tất cả chúng ta có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn, để ngăn chặn được sự rối loạn khí hậu toàn cầu. Vì khi đó, người dân quê em sẽ bớt đi được những mối lo, vui sống nhiều hơn.

Tìm kiếm google: soạn văn 7 tập 2 kết nối tri thức, giải sách lớp 7 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài 9 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài Văn bản đọc Thủy tiên tháng Một

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 kết nối siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com