Bài soạn siêu ngắn ngữ văn 7 kết nối bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Soạn ngữ văn 7 tập 1 sách kết nối tri thức siêu ngắn bài Thực hành tiếng Việt trang 17. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

 

[toc:ul]

[TRƯỚC KHI ĐỌC] Câu hỏi 1: Kể tên một số loài hoa em biết. Em có thể "nhận ra" các loài hoa ấy bằng những cách nào?

Trả lời: 

- Một số loài hoa em biết: hoa hồng, hoa cúc họa mi, hoa lay ơn,...

- Em có thể "nhận ra" các loài hoa ấy bằng những cách: nhìn vào hình dáng, màu sắc; ngửi mùi hương; nhận biết mùa hoa,...

[TRƯỚC KHI ĐỌC] Câu hỏi 2: Theo em, nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều gì thú vị?

Trả lời:

Nhan đề cho thấy chủ thể của hành động đồng thời thực hiện hai hành động tưởng như không thể cùng thực hiện được trong một lúc. Hành động vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi ra một khung cảnh thơ mộng, con người đang hòa mình vào thiên nhiên.

[ĐỌC VĂN BẢN] Câu hỏi 1: Vì sao nhân vật "tôi" có thể giúp bố cứu được bạn Tí?

Trả lời:

Vì nhân vật "tôi" nghe tiếng hét và biết được tiếng hét đó  phát ra từ hướng nào, cách bao xa.

[ĐỌC VĂN BẢN] Câu hỏi 2: Vì sao nhân vật "tôi" thích gọi tên bạn Tí và bố?

Trả lời:

Vì nhân vật "tôi" rất thân với Tí và bố, người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh của cái tên đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu.

[ĐỌC VĂN BẢN] Câu hỏi 3: Điều bí mật nhân vật "tôi" muốn chia sẻ là gì?

Trả lời:

Điều bí mật nhân vật "tôi" muốn chia sẻ là con mắt thần của nhân vật "tôi" nằm ở mũi.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 1: Nhân vật "tôi" đã được bố dạy cho cách "nhìn" đặc biệt như thế nào để nhận ra những bông hoa trong vườn?

Trả lời:

Nhân vật "tôi" đã được bố dạy cho cách "nhìn" đặc biệt:

  • Nhắm mắt lại, chạm từng bông hoa một.
  •  Ngửi hương hoa rồi gọi tên loài hoa.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 2: Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

  •  Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật "tôi".
  • Tác dụng làm cho người bố hiện lên trong cái nhìn của nhân vật "tôi" - người con, mang tính khách quan, chân thực hơn so với để người bố tự kể về bản thân mình.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 3: Nêu cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố. Chỉ ra một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó.

Trả lời:

Tính cách của nhân vật người bố:

  • Yêu thương con, muốn con phát triển được những khả năng đặc biệt.
  • Tốt bụng (cứu thằng Tí).
  • Tinh tế, tình cảm (nhận món quà của Tí, nói với người con về ý nghĩa của món quà, về vẻ đẹp âm thanh của những cái tên gần gũi).

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 4: Vì sao nhân vật "tôi" có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu? 

  • Vì nhân vật "tôi" đã luyện tập được phản xạ nghe âm thanh, đoán biết được âm thanh đó phát ra từ hướng nào và cách bao xa.
  • Chi tiết này có mối liên hệ với chi tiết nhân vật "tôi" chỉ nghe tiếng bước chân của người bố cũng có thể đoán được chính xác bố đang cách mình bao nhiêu bước chân, bao nhiêu mét.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 5: Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật "tôi" về bố và bạn Tí. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nào của nhân vật "tôi"?

Trả lời:

  •  Những chi tiết tiêu biểu miêu tả :
    • Chỉ cho mình thằng Tí biết bí mật sao có thể đoán trúng âm thanh phát ra từ đâu.
    • Thích gọi tên thằng Tí và gọi tên bố chỉ để nghe âm thanh.
    • Chạm vào bố và la lên: "A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!"
  •  Những chi tiết đó cho thấy nhân vật "tôi" là rất yêu quý thằng Tí và bố, là một nhân vật trong sáng, tình cảm.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 6: Khi "vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", nhân vật "tôi" đã phát hiện được những "bí mật" gì?

Trả lời:

  • Nhân vật "tôi" đã phát hiện được những "bí mật":
    • Bấy giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở.
    • Biết được từng tiếng bước chân trong vườn là bố hay mẹ, cách xa mình bao nhiêu mét.
  • Những "bí mật" ấy giúp cho cuộc sống hằng ngày của nhân vật "tôi" có thể giúp ích mọi người và được mọi người quý mến.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 7: Em có đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các "món quà" không? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng tình. Bởi vì:

- Món quà cho ta thấy được vẻ đẹp trong tình cảm của người tặng quà, và nó cũng thể hiện người nhận là người có cảm xúc, hiểu được tình cảm của người tặng.

- Một nụ hôn cũng là một món quà sang trọng vì chỉ khi có tình cảm, người ta mới dành tặng nụ hôn đó cho người khác.

- Nhân vật "tôi" cũng là một món quà đối với bố, nhân vật "tôi" là người con, là một sự đẹp đẽ mà tạo hóa ban tặng, là kêt tinh tình cảm của bố mẹ.

[VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC] Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về một "món quà" em đặc biệt yêu thích.

Trả lời:

Đối với tôi, "món quà" đặc biệt nhất trong cuộc sống dành tặng cho tôi mà tôi yêu quý nhất, đó chính là mẹ tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ dịu dàng, đảm đang và yêu thương con hết mực. Mẹ chăm lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ. Khi tôi đi học, mẹ chỉnh quần áo và cả khăn quàng cho tôi nữa. Lũ bạn vẫn thường ghen tị với tôi vì điều đó. Nếu không có mẹ - "món quà" đặc biệt đó, có lẽ tôi khó có thể có được một cuộc sống vui vẻ, thoải mái và được học hành đến nơi đến chốn. Tôi yêu và biết ơn về "món quà" to lớn này biết nhường nào!
Tìm kiếm google: soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, giải sách lớp 7 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài 3 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài Văn bản đọc Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 kết nối siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net