Bài soạn siêu ngắn ngữ văn 7 kết nối Đọc Gò Me

Soạn ngữ văn 7 tập 1 sách kết nối tri thức siêu ngắn bài Thực hành tiếng Việt trang 17. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

 [toc:ul]

[TRƯỚC KHI ĐỌC] Câu hỏi 1: Em biết những bài thơ nào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc cho cả lớp nghe một đoạn thơ mà em yêu thích.

Trả lời: 

Em biết những bài thơ viết về Nam bộ như: Gửi Nam Bộ Mến Yêu (Xuân Diệu), Gói đất miền Nam (Xuân Miễu). Đây là đoạn thơ em thích nhất:

Nhưng miền Nam hỡi! lắng nghe

Non sông, Tổ quốc luôn kề gần bên;

Sức ngày đã thắng bóng đêm,

Sáng trời sẽ sáng đều trên đất này.

“Thành đồng Tổ quốc” vững xây,

Lời cha ghi giữa nếp bay cờ hồng.

Từ ngày chiếc gậy tầm vông,

Cài răng lược, giữ ruộng đồng về ta;

Nó giành, ta lại giật ra,

Tấc sông, tấc đất hoà pha máu đào:

Lòng giữ chắc, chí nêu cao,

Bom rơi đạn nổ ào ào, chẳng lay!

Hoà bình càng siết chặt tay

Giữ liền ruộng đất, trời mây, cõi bờ;

Giữ nguyên sông núi cụ Hồ,

Ngàn năm Nam Bộ cơ đồ Việt Nam!

(Gửi Nam Bộ Mến Yêu - Xuân Diệu)

[TRƯỚC KHI ĐỌC] Câu hỏi 2: Chia sẻ những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất này.

Trả lời:

Nam Bộ là vùng đất cuối phía Nam của đất nước, nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu Long. Nam Bộ nằm rất gần biển Đông, màu mỡ với nhiều cửa sông đổ ra biển. Chính điều này đã tạo nên một Nam Bộ trù phú. có những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, độc đáo . Người Nam Bộ đều yêu nước nồng nàn, hào phóng, hiếu khách.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 1: Qua nỗi nhớ của nhà thơ - một người con phải sống xa quê - cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Gò Me được hiện lên từ vị trí địa lý là gần biển rồi tiếp tục được hiện lên với các hình ảnh đã rất thân thuộc với tác giả như: ngọn hải đăng, con đê, nhạc ngựa, ruộng đồng, ao làng, vườn mía, câu hát… Tất cả đã tạo lên một bức tranh quê sinh động, đầy màu sắc với sức sống tràn trề, tươi vui.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 2: Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

Trả lời:

Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết như:

  • Những chị, những em má núng đồng tiền
  • Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên
  • Véo von điệu hát cổ truyền
  • Ôi, thuở ấu thơ
  • Tôi nằm trên võng mẹ đưa/Có chim cu gáy giữa trưa hanh nồng
  • Chị tôi, má đỏ thẹn thò/Giã me bên trã canh cua ngọt ngào.

- Những chi tiết khắc họa hình ảnh con người Gò Me làm cho em cảm thấy họ là những người rất giản dị, cởi mở, đáng yêu.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 3: Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em cảm giác các điệu hò đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Gò Me. Có thể nói, câu hò, điệu hò đã cùng họ lớn lên và in sâu vào tâm trí của mỗi người dân nơi đây.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 4: Bài thơ Gò Me có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao?

Trả lời:

  • Trong bài thơ Gò Me em rất thích hình ảnh:

“Con đê cát đỏ cỏ viền

Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò.

Ruộng vây quanh,bốn mùa gió mát

Lúa làng keo chói rực mặt trời”

“Những chị, những em má núng đồng tiền
Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên
Véo von điệu hát cổ truyền
“- Hò… ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me
Không vì sắc lịch,mà chỉ vì mê giọng hò”.
  • Em thích hình ảnh thứ nhất vì nó mở ra một không gian rộng mênh mông,… tất cả tạo nên một bức tranh quê rất yên ả, thanh bình khiến cho con người cảm thấy thú vị.
  • Ở hình ảnh thứ 2, tác giả đã miêu tả về những người con gái Gò Me không chỉ xinh đẹp, duyên dáng, thanh lịch, chăm chỉ, khéo léo mà còn có giọng hò rất ngọt ngào. Những người con gái này cũng tô thêm vẻ đẹp cho mảnh đất và con người vùng đất Gò Me – quê hương của tác giả.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 5: Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ.

Trả lời:

Theo em, tác giả là một người luôn yêu quý và trân trọng quê hương của mình. Nhà thơ nhớ rất rõ vị trí địa địa lý quê mình, nhớ từng chi tiết và những hình ảnh tuy rất quen thuộc làm hiện lên quê hương của tác giả. Đặc biệt, tác giả yêu và trân trọng quê hương của mình bởi ở đó là tuổi thơ gắn liền với những người thân thiết nhất của tác giả là mẹ, là chị.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 6: Nhà thơ lấy tên một vùng đất làm nhan đề bài thơ. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự.

Trả lời:

Một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc có cách đặt tên giống bài thơ là: Cô Tô (Nguyễn Tuân), Cù Lao Chàm (Nguyễn Mạnh Tuấn)…

[VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC] Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.

Trả lời:

Đoạn thơ là một khung cảnh hạnh phúc bình yên của tuổi thơ. Trong tâm trí tác giả, tuổi thơ được hiện lên là những buổi chăn bò, cắt cỏ là những lúc thảnh thơi nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo. Qua lăng kính tưởng tượng phong phú của mình, tác giả cũng hình dung, liên tưởng đến những quả me non giống như lưỡi liềm, lá me xanh giống như dải lụa mềm lửng lơ. Đây là cách liên tưởng rất thú vị và đầy tinh tế.



Tìm kiếm google: soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, giải sách lớp 7 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài 4 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài Văn bản đọc Gò Me

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 kết nối siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com