Bài soạn siêu ngắn ngữ văn 7 kết nối bài Đọc dấu ấn Hồ Khanh

Soạn ngữ văn 7 tập 2 sách kết nối tri thức siêu ngắn bài Đọc dấu ấn Hồ Khanh. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

 

[toc:ul]

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 1: Hãy nhận xét về nhan đề của văn bản. Theo em, việc đặt nhan đề cho một văn bản thông tin phải đảm bảo yêu cầu cơ bản gì?

Câu trả lời:

- Nhan đề của văn bản là sự kết hợp của hai danh từ: dấu ấn và Hồ Khanh. Từ nhan đề người đọc biết được nội dung chính là về những dấu ấn mà Hồ Khanh tạo nên.

- Theo em, việc đặt nhan đề cho một văn bản thông tin cần: Ngắn gọn, súc tích, thể hiện được nội dung của văn bản.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 2: Văn bản trên đã đưa tới những thông tin cơ bản nào về nhân vật Hồ Khanh?

Câu trả lời: Văn bản trên đã đưa tới những thông tin cơ bản về Hồ Khanh:

  • Tên, quê quán, nghề nghiệp, sở thích.
  • Công việc khác ngoài nghề sơn tràng.
  • Sự đóng góp trong việc khám phá ra những hang động lớn.
  • Tính cách, cách đối đãi với người khác.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 3: Tìm trong đoạn đầu của văn bản chi tiết thể hiện "dấu ấn Hồ Khanh" trong công cuộc khám phá hang động ở Quảng Bình.

Câu trả lời: Hồ Khanh là người phát hiện ra hang Sơn Đoòng và rất nhiều hang động ấn tượng khác.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 4: Thời điểm và sự kiện quan trọng nào đã làm thay đổi cuộc đời của Hồ Khanh?

Câu trả lời:

Hồ Khanh được người dân trong làng giới thiệu với những nhà khoa học đến tìm hiểu, nghiên cứu hang động từ năm 1999.

[SAU KHI ĐỌC] Câu hỏi 5: Theo em, phẩm chất quan trọng nhất để trở thành một nhà thám hiểm là gì?

Câu trả lời:

Theo em chính là sự ham mê tìm tòi, khám phá mọi thứ.

Tìm kiếm google: soạn văn 7 tập 2 kết nối tri thức, giải sách lớp 7 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài 7 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài Dấu ấn Hồ Khanh

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 kết nối siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net