Bốn câu thơ cuối vẻ đẹp hiện lên như thế nào? Cảnh và tâm trạng nhà thơ có gì đối lập? Vì sao? (cảnh có đẹp nhưng người vẫn buồn)

Bốn câu thơ cuối vẻ đẹp hiện lên như thế nào? Cảnh và tâm trạng nhà thơ có gì đối lập? Vì sao? (cảnh có đẹp nhưng người vẫn buồn)

Câu trả lời:

Bốn câu thơ cuối bài đã phác họa nên vẻ đẹp mê hoặc lòng người của lầu Hoàng Hạc.

  • Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện:  “Hán Dương sông tạnh cây bày- Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non”
  • Trên bến sông Hán Dương có nắng vàng rọi chiếu hàng cây xanh, những bãi cỏ non trải dài vô tận thật đẹp đẽ biết bao. Lầu Hoàng Hạc như đang nghỉ ngơi, đắm mình trong vẻ đẹp của đất trời, của thiên nhiên có dòng sông phẳng lặng, có cây cối um tùm, có cỏ xanh mơn mởn, có nắng vàng rực rỡ.

=> Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp, mê hoặc lòng người nhưng lại gợi buồn, gợi nhớ.

Cảnh và tâm trạng nhà thơ có sự đối lập: 

  • Nếu khung cảnh phía trên đẹp tuyệt trần đến vậy thì ở hai câu thơ cuối, tâm trạng nhà thơ hiện lên buồn da diết. Càng nhìn, càng ngắm thì nỗi nhớ quê nhà lại càng trào dâng: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn- Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.”
  • Buổi chiều thường là khoảng thời gian gợi thương, gợi nhớ. Bóng hoàng hôn bên lầu tịch dương khiến nỗi cô đơn càng khắc khoải, nỗi nhớ quê nhà càng bâng khuâng, đau đáu.
  • Thực tại có thiên nhiên, có bóng chiều với làn khói yên hoa mờ ảo tuy đẹp nhưng gợi buồn, buồn

Cảnh có đẹp nhưng người vẫn buồn vì tiếng lòng của người thi nhân đang rợn ngợp tình quê, cảnh bây giờ cũng mang màu nỗi nhớ, mang màu tâm trạng:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com