Câu hỏi xoay quanh bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Tìm hiểu tác phẩm: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa sgk ngữ văn 10 tập 1. Baivan sẽ tổng hợp tất cả các câu hỏi xoay quanh đến tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và hướng dẫn trả lời cụ thể, chi tiết từng câu hỏi. Hi vọng, học sinh sẽ nắm bài nhanh hơn và hiểu tổng quát hơn về tác phẩm.

1. Nội dung bài học

Ca dao được nhân dân yêu chuộng, được các nhà thơ lớn đánh giá cao về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc, về sức gợi cảm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi ca dao là “những hòn ngọc quý”.​​  Chùm ca dao trữ tình gồm 6 bài, tiêu biểu cho nhiều mặt của đời sống tình cảm của người bình dân Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa.

2. Những câu hỏi xoay quanh, liên quan tới bài học

Trả lời: Ca dao thuộc loại hình trữ tình của văn học dân gian, diễn tả đời • sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ gia đình, lứa đôi, quê hương, đất nước và trong các mối quan hệ xã hội khác. Đó là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương, tình nghĩa, những bài ca...
Trả lời: Nói đến dân ca là nói đến phương thức diễn xướng (bao gồm cả hình thức diễn xướng và môi trường diễn xướng) và các làn điệu. Dân ca lấy khung cảnh làng quê, đồng ruộng, mái đình, giếng nước, cây đa… làm môi trường diễn xướng. Ca hát gắn với con người từ khi lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay. Ca...
Trả lời: Các bài ca dao đều mở đầu bằng câu: “Thân em như…”  Đây là mô típ quen thuộc trong chùm ca dao than thân của dân gian.Chủ thể của ca dao than thân thường đề cập đến một loại người khổ nhất trong xã hội cũ: đó là người phụ nữ (mô thức mở đầu Thân em như... được lặp lại, vừa phiếm chỉ...
Trả lời: “Thân em như tấm lụa đàoPhất phơ giữa chợ biết vào tay ai”Câu ca dao trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ trong hình ảnh "tấm lụa đào", "chợ"; sử dụng từ láy "phất phơ"; câu hỏi tu từ "biết vào tay ai"Hình ảnh ẩn dụ, so sánh "tấm lụa đào": Tượng trưng cho vẻ đẹp, sự trẻ trung phơi...
Trả lời: Hình ảnh biểu tượng “khăn” trong bài ca dao:Nghệ thuật:Khăn là hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ.  Tác giả dân gian đã diễn tả nỗi nhớ ngổn ngang, thẫn thờ của cô gái vì thương nhớ. Trong nỗi nhớ ấy còn có sự sầu muộn, bất an đến rơi lệ.Các cặp động từ, tính từ đối lập: rơi – vắt, lên – xuống miêu...
Trả lời: Hình ảnh biểu tượng “mắt”:Nghệ thuật:  “Mắt” là hình ảnh hoán dụ (dùng một bộ phận để chỉ toàn thể) để nói lên nhân vật trữ tình.Nội dung: Hình ảnh “mắt ngủ không yên” khắc họa hình ảnh con người thao thức trong đêm. “Cái khăn”, “ngọn đèn” gợi nhiều liên tưởng nhưng chỉ là cách...
Trả lời: Hai câu thơ cuối là những cung bậc cảm xúc thể hiện trực tiếpBằng phép điệp liên hoàn, hai câu thơ đã nhấn mạnh tâm trạng chủ đạo của cô gái: lo lắng, phiền muộn.Dùng đại từ nhân xưng “em” cho thấy nhân vật trữ tình trực tiếp xuất hiện bày tỏ nỗi lo lắng, sầu muộn về tình yêu. Trằn trọc nhớ...
Trả lời: Trong bài ca dao số 6,  có nhiều hình ảnh đặc sắc đáng chú ý:Hình ảnh ẩn dụ: "Muối, gừng".Hình ảnh hoán dụ: "Ba vạn sáu nghìn ngày".Thành ngữ "nghĩa nặng tình dày".Hình ảnh "Ba vạn sáu nghìn ngày”Ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh:Muối, gừng vốn là những gia vị quen thuộc của bữa ăn, ...
Trả lời: Người ta tinh ý có thể phát hiện ra rằng “ba vạn sáu ngàn ngày” chính là khoảng thời gian một trăm năm, mà theo quan niệm của người xưa chính là một kiếp người, như vậy có thể hiểu rằng tình cảm vợ chồng ở đây gắn bó sâu nặng, mà chỉ có cái chết mới có thể chia lìa. Bài ca dao không thể hiện...
Trả lời: Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”.Ý nghĩa của câu nói này là bên cạnh sữa mẹ nuôi lớn phần xác thì ca dao cũng là nguồn sữa ngọt ngào nuôi lớn tinh thần của con người trong cả cuộc đời.  Mỗi lần ru con, các bà, các mẹ vừa đưa nôi vừa hát những câu ca dao quen thuộc....
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com