Hai câu thơ cuối là những cung bậc cảm xúc thể hiện trực tiếp
- Bằng phép điệp liên hoàn, hai câu thơ đã nhấn mạnh tâm trạng chủ đạo của cô gái: lo lắng, phiền muộn.
- Dùng đại từ nhân xưng “em” cho thấy nhân vật trữ tình trực tiếp xuất hiện bày tỏ nỗi lo lắng, sầu muộn về tình yêu. Trằn trọc nhớ thương người yêu nhưng cô gái cũng vẫn lo âu cho số phận của mình, cho duyên phận lứa đôi “không yên một bề". "Không yên một bề” thể hiện nỗi bất an, thổn thức trong lòng cô gái.
- Và đặc biệt, dấu chấm lửng ở cuối bài ca dao tạo nên một kết thúc mở, đem lại sức gợi to lớn cho cả bài.
=> Bài ca dao trên vẫn là tiếng hát đầy yêu thương của một tấm lòng đòi hỏi được yêu thương. Nỗi tương tư thương nhớ của cô gái chẳng chút bi lụy mà vẫn chan chứa tình người. Qua nỗi nhớ thương, niềm lo âu trăn trở của nhân vật trữ tình, bài ca dao đã ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người con gái Việt Nam thủy chung, sâu sắc. Đồng thời lên án lễ giáo phong kiến xưa không đem lại hạnh phúc cho người con gái, bởi quan niệm: cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, môn đăng hộ đối… Bài ca dao là tiếng hát đầy thương yêu của một tâm hồn khát khao thương yêu