“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Câu ca dao trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ trong hình ảnh "tấm lụa đào", "chợ"; sử dụng từ láy "phất phơ"; câu hỏi tu từ "biết vào tay ai"
- Hình ảnh ẩn dụ, so sánh "tấm lụa đào": Tượng trưng cho vẻ đẹp, sự trẻ trung phơi phới của người con gái mới lớn, đến tuổi cập kê. Cô gái ý thức được vẻ đẹp, giá trị của bản thân.
- Hình ảnh ẩn dụ "chợ": chỉ một xã hội phức tạp, đầy rẫy những bất công, toan tính, quyền lợi, nơi mà đồng tiền lên ngôi
=> Hình ảnh ẩn dụ so sánh trong bài đã thể hiện một cách sâu xa và thâm thía nỗi khổ của người phụ nữ xưa khá sâu sắc: khổ vì thân phận bị phụ thuộc, giá trị của họ không được ai biết đến chẳng khác chi tâm lụa đào phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
=> Vẻ đẹp phơi phới tuổi xuân của người phụ nữ cũng chỉ là một món hàng để mua bán giữa chợ. Nỗi đau xót nhất chính là ở chỗ khi người con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình thì nỗi lo về thân phận lại ập đến ngay với họ.