Cho biết cảnh trường thi được tác giả miêu tả như thế nào?
Câu 2: Cho biết cảnh trường thi được tác giả miêu tả như thế nào?
Câu trả lời:
- Thí sinh Hà Nội và Nam Định thi chung ở Nam Định (theo chủ trương giảm bớt kì thi để đến năm 1915, 1918 bỏ hẳn kì thi chữ Hán). Từ "lẫn" chỉ sự lẫn lộn, báo trước sự thiếu nghiêm túc, ô hợp, láo nháo trong thi cử. Tác giả sử dụng từ "lôi thôi" để chỉ sự nhếch nhác, sự luộm thuộm, sự thiếu nghiêm túc của những sĩ tử đi thi, đối với họ đi thi là một việc gì đó vô cùng dễ dàng và không tốn quá nhiều sức lực, nó hoàn toàn khác biệt với những sĩ tử ngày xưa họ xem chuyện thi cử là một chuyện trọng đại là đại sự trong cuộc đời, nhưng ở đây Tế Xương đã miêu tả một cách châm biếm hình ảnh những người đi thi.
- phép đảo ngữ và nghệ thuật láy từ "ậm ọe" - tiếng của các quan coi thi thét loa không chút xấu hổ, họ chỉ làm cho qua chuyện khiến cho không khí thi cử bị phá vỡ, rối tung -> Tiếng thét loa của vị quan coi thi chứng tỏ trường thi rất lộn xộn nhốn nháo, ồn ào
- Quang cảnh trường thi thật là nhốn nháo ô hợp. Một hiện tượng nữa xuất hiện trong trường thì đó là hình ảnh quan sứ và hình ảnh mụ đầm, những hình ảnh này đã làm mất đi sự trang trọng, uy nghiêm của kì thi để tuyển chọn nhân tài, sự uy nghiêm, trang trọng chốn trường thi bị hạ bệ hết mức.