Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước hiện thực trường thi? Nêu ý nghĩa nhắn nhủ ở hai câu cuối?

Câu 4: Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước hiện thực trường thi? Nêu ý nghĩa nhắn nhủ ở hai câu cuối?

Câu trả lời:
  • Hai câu kết chuyển đổi giọng điều từ mỉa mai, châm biếm sang trữ tình. Là tâm sự đau xót, chua chát của nhà thơ trước hiện thực đất nước. Câu thơ vừa là lời tự vấn mình, vừa hướng đến những người đồng môn. Đó là lời kêu gọi, đánh thức lương tri, lay gọi ai đó, thực chất là sĩ tử - những trí thức, những nhân tài đất nước trong hiện tại cần thấy sự nhục nhã của hoàn cảnh, thân phận, của đất nước mà căm ghét bọn ngoại bang, bọn sứ đầm, đừng quên nhục mất nước. Câu hỏi phiếm chỉ: "Nhân tài đất Bắc nào ai đó" / "Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà"
  • Không chỉ hướng đến các sĩ tử năm đó mà còn đến những người được xem là nhân tài đất Bắc. Từ một khoa thi bình thường, tác giả đã làm nổi bật bức tranh hiện thực xã hội đương thời, bên cạnh đó còn thể hiện nỗi đau, nỗi nhục mất nước của tác giả. Là con người biết trọng danh dự, với tấm lòng lo nước thương đời, ông Tú muốn đánh thức ý thức dân tộc trong con người Việt nam, nhất là những người tài, những người có trách nhiệm và có khả năng cứu nước, cứu đời. Giọng điệu chính của bài thơ là giọng điệu trào phúng, nhưng ở hai câu kết, tác giả đã dùng giọng điệu trữ tình.
  • khi đề cập đến sự trang trọng, uy nghiêm của kì thi đã bị mất đi, Trần Tế Xương vô cùng đau xót vì chính bản thân ông cảm thấy bất lực không thể kiểm soát được tình thế này. Trường thi trở thành nơi đón rước long trọng, một nơi ô hợp. Qua đây ta thấy được thái độ bất bình, khinh bỉ của nhà thơ trước những nhiễu nhương, đồi bại.
  • Tiếp theo, Trần Tế Xương như muốn kêu cứu, cầu xin ai đó giúp đỡ cho đất nước cứu vãn hình ảnh cho nước nhà, Đây cũng là cách tác giả bày tỏ nỗi đau của một người khi nước mất nhà tàn khi văn chương khoa cử xuống dốc trầm trọng không thể cứu vãn, hai câu thơ cũng khiến người đọc xót xa không kém: "Nhân tài đất Bắc nào ai đó" / "Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà" -> tâm trạng của tác giả thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh nước mất nhà tan.
  • Ý nghĩa nhắn nhủ: chuyển giọng trữ tình, lay gọi ai đó, thực chất là sĩ tử - những trí thức, những nhân tài đất nước trong hiện tại cần thấy sự nhục nhã của hoàn cảnh, thân phận, của đất nước mà căm ghét bọn ngoại bang, bọn sứ đầm, đừng quên nhục mất nước.

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net