Chọn ba văn bản thuộc các thể loại tùy bút, tản văn, truyện kí,... mà bạn yêu thích; đọc, chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của từng văn bản

Với đề văn mẫu lớp 11 kết nối tri thức: Chọn ba văn bản thuộc các thể loại tùy bút, tản văn, truyện kí,... mà bạn yêu thích; đọc, chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của từng văn bản baivan.net tổng hợp nhiều bài viết khác nhau giúp học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo viết bài. Hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích để các em hoàn thiện những bài tập làm văn hay. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Chọn ba văn bản thuộc các thể loại tùy bút, tản văn, truyện kí,... mà bạn yêu thích; đọc, chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của từng văn bản

Trên khắp dải đất hình chữ S với ba miền: Bắc, Trung, Nam, vùng miền nào cũng đã từng để thương, để nhớ cho biết bao các nhà văn, nhà thơ có tâm hồn lãng mạn, bay bổng. Trong đó đặc biệt phải nói đến khúc giữa của dải đất này với miền Trung của xứ Huế mộng mơ. Thiên nhiên, con người xứ Huế có lẽ luôn nổi bật với nét đẹp nhẹ nhàng và mê đắm, nhưng mấy ai biết rằng, điều làm nên nét đẹp đó chính là nhờ một phần vào nét đặc trưng của dòng sông Hương bao quanh thành phố này. Hoàng Phủ Ngọc Tường với bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tác phẩm viết rất hay, rất sâu sắc về Hương giang - biểu tượng cho thiên nhiên và con người xứ Huế.

Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông được in trong tập bút kí cùng tên, gồm có 8 bài kí, được tác giả viết ngay sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, khi cả nước đang tưng bừng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Còn với Hoàng Phủ Ngọc Tường, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc thường gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu truyền thống văn hóa của dân tộc.

Sông Hương được tác giả miêu tả với ba trạng thái ở ba khúc khác nhau: khi ở thượng nguồn, rồi ở trong lòng và ngoại vi thành phố, thêm một chút đôi nét về văn hóa xứ sở. Với khúc thượng nguồn, Hương giang được nhà văn miêu tả với vẻ đẹp của một "cô gái Di gan phóng khoáng và man dại", biện pháp nghệ thuật nhân hóa làm cho dòng sông hiện lên như là một cô gái đầy nữ tính, khi mãnh liệt, cháy bỏng, khi thì lại trầm mặc, êm đềm. Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn dòng sông dưới con mắt của "một kẻ si tình", ông yêu, ông mến cái vẻ đẹp đầy man dại, độc đáo ấy của sông Hương. Dòng sông còn được miêu tả như một bản trường ca của rừng già "Giữa rừng già, dòng sông là một bản trường ca, nó rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, nó mãnh liệt vượt qua những ghềnh thác, rồi nó cuộn xoáy như cơn lốc vào đáy vực bí ẩn". Với mỗi một dòng sông, khúc thượng nguồn là nơi nước chảy xiết nhất, mãnh liệt nhất, cho nên Hương giang cũng như vậy, nguồn nước của nó dồi dào, mạnh mẽ đủ để chảy vào bao quanh cả thành phố Huế của nó. Vừa là bản trường ca của rừng già, sông Hương vừa là "một người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở", chính sông Hương đã cung cấp lượng phù sa giàu có cho người dân nơi đây, cho thiên nhiên xứ Huế. Nhà văn đã thể hiện được sự hiểu biết và gắn bó sâu sắc của mình với dòng sông của mảnh đất quê hương, bởi ông sinh ra và lớn lên tại thành phố này. Tình yêu dành cho xứ Huế khiến cho cô gái ấy không muốn mở lòng mình ra, chỉ dành trọn tình yêu cho xứ Huế mà trái tim nàng "đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng".

Vượt qua khúc thượng nguồn, sông Hương tìm về với thành phố thân yêu của nó. Sông Hương theo dòng thủy trình đã tìm về thành phố Huế như một sự tìm kiếm có ý thức "từ ngã ba tuần sông Hương theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang Tây Bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế." Nó tìm về nơi mà nó phải thuộc về, cũng như dòng sông Xen của Pari hay sông Đa - nuýp của Buđapet chỉ chảy trong lòng một thành phố duy nhất. Tâm trạng của người con gái mộng mơ "vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc" khi nó được gặp người tình của mình, chính là thành phố Huế. Về với miền đất quen thuộc, Hương giang được ví với "tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya", khơi gợi ra một nét đẹp đặc trưng của cố đô Huế, đó là nhã nhạc cung đình Huế. Làm sao người đọc có thể quên được những lời hát tình tứ, những điệu nhạc du dương vốn đã trở thành nền văn hóa thi ca trên những con thuyền xuôi dòng Hương giang trong những đêm trăng sáng hờ hững, thơ mộng. Phải yêu thiên nhiên, yêu quê hương của mình lắm thì nhà văn mới có thể cảm nhận sâu sắc về dòng sông Hương đến như vậy. Hương giang nhảy "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế", nó muốn gắn chặt với nơi đây lâu nhất có thể.

Nhưng dù có chậm rãi đến như thế nào thì cũng đến lúc sông Hương phải từ biệt thành phố để tiếp tục thủy trình của mình. Hình ảnh chia tay của người con gái ấy được miêu tả với tâm trạng đầy lưu luyến, bịn rịn: "Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. " Cả một hành trình vượt bao gian nan để gặp được người tình của mình, Hương giang chẳng nỡ lìa xa tình yêu mãnh liệt của nó, cho nên nó đột ngột chuyển dòng, để được gặp lại thành phố một lần nữa ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Tại đây, sông Hương nói lời thề của mình dành cho thành phố: "“Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”. Lời tạm biệt của dòng sông với xứ Huế gợi liên tưởng đến cảnh chia ly của những đôi tình nhân, cũng bịn rịn, thắm thiết không nỡ rời xa. Thương mến và giàu tình cảm đến như vậy, làm sao người đọc và thành phố này có thể lãng quên đi người con gái thủy chung, son sắt ấy?

Cuối cùng, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả dòng sông Hương với vẻ đẹp gắn liền với những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Sông Hương là dòng sông của lịch sử, đã cùng các vị vua Hùng trải qua thời kì khó khăn dựng nước và giữ nước, nó là chứng nhân cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mĩ xâm lược, đặc biệt là sự kiện Xuân Mậu Thân năm 1968. Biết bao tội ác của quân giặc được sông Hương nhớ mãi và găm vào trái tim mình. Cùng với đó là những hình ảnh bất khuất, kiên cường của cả dân tộc không thể nào quên. Sông Hương vẫn cứ ở đó, trầm mặc khi bình thường và man dại khi cần thiết, nó sẽ tiếp tục theo chân thành phố và cả dân tộc trong những năm tháng tiếp theo của tương lai. Yêu biết bao vẻ đẹp của con sông trữ tình và mộng mơ ấy!

Với bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh một dòng sông Hương với vẻ đẹp thật nữ tính, làm mê đắm không chỉ với người dân xứ Huế mà còn cả những người lữ khách từng đặt chân tới nơi đây. Đọc tác phẩm, người đọc muốn xách ba lô lên và đi ngay, để được thăm thú và ngắm nhìn người con gái tình tứ với quê hương, với xứ sở thân yêu của nó, cùng như lòng chung thủy bền vững của con người trong tình yêu.

Bài văn mẫu 2: Chọn ba văn bản thuộc các thể loại tùy bút, tản văn, truyện kí,... mà bạn yêu thích; đọc, chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của từng văn bản

“Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bài bút kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về dòng sông Hương trữ tĩnh, thơ mộng của Huế. Mạch cảm xúc của bài kí chính là vẻ đẹp đặc trưng, riêng biệt của con sông duy nhất chảy qua dòng thành phố Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã rất tài tình khi lột tả được hết vẻ đẹp và linh hồn của dòng sông mang đặc trưng của Huế này.

Có lẽ vì đặc trưng của thể loại bút kí nên lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường rất phóng khoáng, điêu luyện, nhẹ nhàng và mềm mại. Với một tấm lòng yêu Huế, yêu cảnh sắc thiên nhiên, yêu sông Hương nên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khoác lên bài kí một màu sắc, âm hưởng riêng có của Huế.

Dòng sông Hương được tác giả ngợi ca “dòng sông duy nhất chảy qua thành phố Huế”, dòng sông vắt mình qua thành phố, chứng kiến bao nhiêu đổi thay của mảnh đất này. Cái nhìn đầu tiên của tác giả khi viết về sông Hương là cái nhìn từ vùng thượng nguồn. Vẻ đẹp của dòng sông lúc này khiến tác giả liên tưởng đến cô gái Digan phóng khoáng, mê dại, đầy sức hút.

Qua ngòi bút của tác giả, sông Hương hiện lên thật kì vĩ “sông Hương tựa như một bản trường ca của rừng già, khi rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt vượt qua nhiều ghềnh thác, khi cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu, lúc dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu hoa đỗ quyên rừng”. Chỉ với một vài chi tiết mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lột tả được vẻ đẹp lúc mãnh liệt, lúc dịu êm của sông Hương. Có lẽ đây chính là đặc trưng của sông Hương khi ở thượng nguồn, hứng chịu nhiều biến đổi của thời tiết.

Thật độc đáo khi dưới con mắt của tác giả, sông Hương tựa như “Cô gái di gan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng”. Có lẽ đây là phép nhân hóa đầy ẩn ý nhằm gợi lên nét đẹp hoang sơ nhưng hấp dẫn của con sông này. Như vậy có thể thấy được qua ngòi bút phóng khoáng của tác giả, sông Hương vùng thượng nguồn toát lên vẻ đẹp kì bí, hùng vĩ và đầy cá tính.

Tuy nhiên đây mới chỉ là ở thượng nguồn, cùng Hoàng Phủ Ngọc Tường khám phá vẻ đẹp của dòng sông này khi chảy về thành phố Huế. Có lẽ người đọc sẽ bất ngờ với vẻ đẹp dịu dàng, mềm mại và uyển chuyển của nó. Tác giả đã ví sông Hương như “người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô”. Không phải vô duyên vô cớ mà tác giả lại đi ví von so sánh đầy tính nghệ thuật như vậy.

Bài văn mẫu 3: Chọn ba văn bản thuộc các thể loại tùy bút, tản văn, truyện kí,... mà bạn yêu thích; đọc, chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của từng văn bản

Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Hoàn cảnh lịch sử diễn ra đó là khi cả nước rộn ràng lên đường theo tiếng gọi của “tâm hồn Tây Bắc” để có thể xây dựng lại một miền quê của Tổ quốc. Lúc bấy giờ có biết bao nhà văn, nhà thơ lúc này đây dường như cũng đã thực hiện quá trình lột xác để đến với cách mạng. Trong đó không thể không nhắc đến người nghệ sĩ yêu nước Nguyễn Tuân được ví như một cây độc huyền cầm của nền văn học Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Tuân đã sáng tác ra tác phẩm “Người lái đò sông Đà” để có thể thể hiện được rõ nét và vô cùng sâu sắc phong cách nghệ thuật độc đáo của ông.

Có thể nói khi đến với nghệ thuật, thì chính đối với Nguyễn Tuân là đến với sự tìm tòi và sáng tạo, bởi vì chính nhà văn là người sáng tạo lại thế giới. Tác giả Nguyễn Tuân sợ mình của ngày hôm nay dường như cũng giống với mình của ngày hôm qua, ông như sợ sự trùng lặp tầm thường. Cho nên ông đã lấy “chủ nghĩa” xê dịch “làm đề tài cho tác phẩm, phải đi thì mới có thể viết lên các tác phẩm có giá trị được.

Hình ảnh con sông Đà cũng được nhiều nhà văn, nhà thơ khắc họa, nhưng phải đến với Nguyễn Tuân thì con sông Đà mới hiện ra chân thực và vô cùng cảm động. Với ngòi bút Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện lên vừa hung bạo nhưng cũng vừa trữ tình biết bao nhiêu. Con sông Đà như còn mang tâm địa xảo quyệt của thứ kẻ thù số một, tất cả như cũng có thể cướp đi mạng sống của bất cứ kẻ nào lỡ sa chân vào “thạch trận”…” không dừng lại ở đó thì nước sông Đà reo như đun sôi lên một trăm độ…đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông”. Nguyễn Tuân còn miêu tả có khi thấy chiếc thuyền nào nhô vào thì chúng “nhổm cả dậy để vồ lấy”… Thế nhưng chính cái hung hãn dữ tợn ấy vẫn không làm mất đi được nét trữ tình ở sông Đà. Nhà văn còn miêu tả nổi bật lên được hình ảnh con sông ở những đoạn xuôi dòng, không những thế thì ngòi bút Nguyễn Tuân bỗng trở nên mềm mại, thật uyển chuyển, mang đậm chất thơ với đoạn miêu tả: “Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân”…

Chính trên con sông ấy, hình ảnh ông lái đò xuất hiện, dữ dội và phi thường. Khi đứng trong một cuộc chiến đấu “một mất, một còn” với những cái thác nước, tác giả Nguyễn Tuân lúc này cũng đã cho ta thấy được cái tài hoa, sự trí dũng tuyệt vời của ông lái đò. Hình ảnh của người lái đò sông Đà cũng chính là một hiện thân của tác giả, ông như cũng chỉ thích lao vào những cuộc chiến đấu nguy hiểm với thác nước dữ dội mà dường như cũng không ưa xuôi thuyền trên dòng sông êm ả…

Sử dụng giọng văn thật tự nhiên và phóng túng khi miêu tả hai trạng thái đối lập của cùng một sự vật là một thành công của Nguyễn Tuân. Hình ảnh con sông Đà vừa trữ tình vừa hung bạo, đồng thời con sông Đà cũng chính là một kẻ thù nhưng lại là một cố nhân. Chính dưới ngòi bút tác giả, con sông không chết cứng mà vận động một cách mạnh mẽ, thêm với đó có một sự sôi nổi bằng những từ ngữ gợi hình ảnh, tất cả như đã tác động mạnh vào giác quan người đọc. Hình ảnh của ông lái đò cũng thế cũng xuất hiện một cách sinh động, thể hiện một sự rõ nét và sắc sảo… Đối với nhà văn Nguyễn Tuân thì “đã là văn thì trước hết phải là văn”. Đầu tiên đã là văn phải đẹp, phải trau chuốt. Và đối với cái đẹp ấy đã chi phối cách nhìn của tác giả Nguyễn Tuân như đứng trên toàn bộ tác phẩm. Hình ảnh con người và sự vật lúc này đây cũng lại thông qua ngòi bút Nguyễn Tuân, đều được khai thác trên phương tiện mĩ thuật và tài hoa nghệ sĩ biết bao nhiêu.

Qua bài tùy bút thì nét đẹp sông Đà được đánh giá chính là một công trình dày công sáng tạo của tạo hóa. Con sông Đà như cũng vừa hùng vĩ vừa nên thơ. Nó đẹp từ dáng dấp đến màu sắc, với những câu văn miêu tả dòng nước, tốc độ chảy của con sông Đà mới đẹp làm sao. Đó cũng chính là nguồn cảm hứng của bao nhiêu văn, nghệ sĩ. Nước của con sông Đà khi đến mùa xuân dòng xanh ngọc bích, còn với mùa thu thì nước sông Đà dường như cứ lừ lừ chín đỏ giống như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”. Hình ảnh con sông ấy đối với tác giả không chỉ đơn thuần là một cảnh đẹp thiên nhiên mà nó cũng thật gợi cảm. Con sông Đà như cũng đã gây nên nỗi nhớ da diết cho những ai đã từng một lần gặp gỡ rồi lại đi xa. Khi gặp lại sông Đà, tác giả Nguyễn Tuân như cũng cảm thấy tâm hồn lâng lâng vui sướng như gặp lại cố nhân mà phải thốt lên: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”.

Cũng chính trong cái đẹp đẽ, một cái đẹp như thật thơ mộng của đất trời thiên nhiên, hình ảnh con người xuất hiện như một nghệ sĩ tài hoa. Ông lái đò sông Đà điêu luyện điều khiển con thuyền một cách chủ động và thuần thục nhất giống như một người nghệ sĩ. Hình ảnh ông lái đò bao giờ cũng đứng trên thác sóng dữ dội mà bắt chúng phải quy hàng. Với đoạn văn miêu tả cảnh ông lái đò vượt thác thật đẹp: “Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chèo về phía cửa đá ấy”. Nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả hình ảnh ông lái điều khiển chiếc thuyền cứ như một nhạc sĩ đang kéo đàn violon thật hay, thật nhịp nhàng không chệch một nốt.

Có thể nói tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là một bước chuyển lớn trong phong cách Nguyễn Tuân. Ở trước cách mạng, nhà văn Nguyễn Tuân lúc đó cũng thường đi tìm đề tài cho tác phẩm bằng cách quay về với quá khứ. Nguyễn Tuân luôn viết, tìm hiểu với một thời vang bóng đã qua. Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy được nhân vật của Nguyễn Tuân là những Huấn Cao, nhân vật quản ngục mang tâm trạng của kẻ có phí phách “nào biết trên đầu có ai”. Tất cả các nhân vật “vang bóng một thời” là những vị anh hùng ngang dọc, họ đều khinh bạc đến điều. Thế nhưng sau cách mạng thì nhà văn Nguyễn Tuân đã tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở những con người lao động hết sức bình dị, gần gũi nhất ở ngay chính trong các công việc bình thường mà họ đang làm.

Với tác phẩm “Người lái đò sông Đà” thì người lái xuất hiện trước mắt chúng ta như những người nghệ sĩ tài hoa có một trí dũng song toàn. Nguyễn Tuân cũng đã miêu tả hình ảnh người đời thường lái đò, Thêm với đó là Nguyễn Tuân đã thể hiện tấm lòng trân trọng, sự cảm phục những con người góp phần vào công cuộc xây dựng Tổ quốc. Chính trong việc tái hiện lại hình ảnh sông núi Tây Bắc và thêm với đó là hình ảnh của người lái đò, tác giả Nguyễn Tuân đã kết hợp nhiều phương tiện của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau trong tác phẩm của chính mình như: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, âm nhạc… Tất cả mọi vật, mọi sự như hiện ra trước mắt ta sừng sững và sinh động biết bao nhiêu. Miêu tả đoạn “Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”. Con sông Đà còn có âm thanh sóng vỗ vào đá, vào mạn thuyền thế rồi những con sóng dậy lên thành thác núi. Đọc tác phẩm độc giả giống như đang tận mắt chứng kiến cuộc vật lộn giữa ông lái với thác nước, đồng thời cũng lại chứng kiến từng đoạn sông dữ tợn, lởm chởm những đá ngầm, đá nổi và cả những đoạn sông êm ả, trữ tình biết bao nhiêu.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta lại coi Nguyễn Tuân từng được mệnh danh là nhà văn của sự tài hoa và uyên bác. Vì vốn cũng như nguồn tri thức khổng lồ của ông về lịch sử, khoa học, địa lí, sinh học… thật lớn. Tất cả các kiến thức này cũng thường được tuôn trào dào dạt trong tác phẩm của ông. Thể hiện rất rõ trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” thì Nguyễn Tuân cũng đã đưa ta đến với một miền quê hương Tổ quốc. Vị trí sông Đà, rồi lịch sử sông Đà đã được Nguyễn Tuân giới thiệu bằng những trang viết đầy tính uyên bác, tài hoa.

Nói riêng về khả năng diễn đạt và vốn ngôn ngữ của tác giả Nguyễn Tuân thật phong phú. Cứ mỗi từ ngữ khi đưa vào câu văn dường như đã được chắt lọc, gọt giũa cẩn thận. Nguyễn Tuân như cũng đã khéo sáng tạo nên nhiều từ ngữ mới lạ, độc đáo. Giọng văn của Nguyễn Tuân đôi khi có vẻ thô kệch, nó dường như cũng đã dàn trải nhưng lại hết sức cô đúc và tự nhiên. Tác giả không chỉ viết lên những trang văn tài hoa mà còn khiến cho người đọc cảm nhận được âm hưởng trong mỗi đoạn văn.

Tác giả đã viết về người lái đò sông Đà, cũng như viết về một vùng quê hương Tổ quốc thì nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện nguồn xúc cảm yêu thương tha thiết đối với người lao động và thêm với đó là tình yêu thiên nhiên đất nước. Thực sự chính văn chương của ông đã mang đến cho chúng ta một vẻ đẹp tri thức tài hoa, uyên bác.

Bài văn mẫu 4: Chọn ba văn bản thuộc các thể loại tùy bút, tản văn, truyện kí,... mà bạn yêu thích; đọc, chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của từng văn bản

“Người lái đò sông Đà” là một bút ký đặc sắc đầy sáng tạo và tiêu biểu cho phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng tám. Một nhà văn tài hoa, uyên bác, không quản ngại gian lao vất vả để có được những dòng bút ký, đậm cảm giác chân thực, có sức liên tưởng phong phú khiến cho người đọc người nghe muốn được hòa nhập với nhịp động phát triển của đất nước của cuộc đời.

Có thể nói trong nghệ thuật, đến với Nguyễn Tuân đó là đến với sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo, bởi chính ông là người sáng tạo lại thế giới. Nguyễn Tuân sợ mình của ngày hôm nay cũng giống với mình của ngày hôm qua, ông như sợ sự trùng lặp tầm thường, giản đơn. Cho nên ông đi theo “chủ nghĩa xê dịch” và lấy nó làm đề tài cho các tác phẩm của mình, phải đi thì mới có thể viết lên những tác phẩm có giá trị được.

Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là kết quả của cuộc hành trình ngược về miền Tây Bắc trong giai đoạn năm 1958-1960 đầy trải nghiệm sâu sắc của tác giả và được in lần đầu trong tập tùy bút Sông Đà (1960). Dòng sông Đà quanh co, uốn lượn dọc qua các triền núi, dòng nước thì chảy xiết với độ dốc lớn. Chính đặc điểm này đã tạo cho con sông một vẻ đẹp kỳ thú, rất hoang sơ và kỳ vĩ. Hình ảnh con sông Đà hung bạo, dữ dằn mà trữ tình, thơ mộng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp tài hoa, đầy nghệ sĩ của ông lái đò trên dòng Đà giang.

Trên thực tế, hình ảnh con sông Đà cũng đã được nhiều nhà văn, nhà thơ chọn làm đề tài và khắc họa lên vẻ đẹp của nó, nhưng phải đến với Nguyễn Tuân thì con sông Đà ấy mới hiện ra chân thực và đầy những điều mới mẻ mà chưa từng có ở bất kỳ một tác phẩm nào. Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện lên với vẻ vừa hung bạo, dữ dội nhưng cũng vừa trữ tình biết bao nhiêu. Con sông Đà như còn mang một tâm địa xảo quyệt, mưu mô của thứ kẻ thù số một, tất cả như muốn cướp đi mạng sống của bất cứ kẻ nào lỡ sa chân vào “thạch trận”…” mà chúng bày ra. Không dừng lại ở đó, nước ở con sông Đà này cũng “ reo như đun sôi lên một trăm độ… vẫn mai phục hết trong lòng sông ”. Nguyễn Tuân còn miêu tả một cách sống động rằng có khi thấy chiếc thuyền nào nhô vào thì chúng lại “ nhổm cả dậy để vồ lấy”… Thế nhưng ngay sau đó, khi sự hung hãn, dữ tợn kinh người trôi qua, nó lại hiện lên với cả vẽ trữ tình, thơ mộng đến khó tin. Tác giả còn miêu tả nổi bật lên được hình ảnh con sông lúc ở những đoạn xuôi dòng, không những thế ngòi bút của Nguyễn Tuân cũng bỗng trở lên mềm mại, uyển chuyển và mang đậm chất thơ với đoạn miêu tả: “ Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân”…

Với việc so sánh dòng sông Đà “như một áng tóc trữ tình”, tác giả đã phác họa dòng sông hiện lên với cái vẻ kiều diễm, thướt tha của một người phụ nữ. Thông thường người ta sẽ dùng chữ “áng” để chỉ những tác phẩm nghệ thuật, vậy mà ở đây Nguyễn Tuân lại dùng nó để chỉ sông Đà. Có thể thấy trong suy nghĩ của Nguyễn Tuân, con sông Đà ấy giống như một tác phẩm nghệ thuật mà tạo hoá đã tạo ra.

Sông Đà không chỉ đẹp ở dáng hình, ngay cả ở màu nước cũng mang một vẻ đẹp riêng. Tác giả đã quan sát dòng sông ở những thời điểm và không gian khác nhau. Vào mùa xuân thì dòng nước xanh như ngọc bích, vừa trong xanh vừa óng ánh. Nhưng khi thu sang nước sông lại chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa. Bằng việc miêu tả cụ thể từng chi tiết với những so sánh độc đáo con sông Đà hiện lên vừa đẹp, vừa đa dạng và qua đó mới thấy được sự hiểu biết sâu rộng cùng khả năng quan sát tinh tế của nhà văn.

Cũng chính trong cái vẻ hung tợn, dữ dằn và cái đẹp đầy trữ tình, thơ mộng ấy của đất trời thiên nhiên, thì hình ảnh ông lái đò xuất hiện thật dữ dội, phi thường giống như một người nghệ sĩ. Khi đứng trong một cuộc chiến đấu cam go “một mất, một còn” với những cái thác nước hung dữ, lúc này Nguyễn Tuân cũng đã cho ta thấy được cái tài hoa, sự trí dũng tuyệt vời của ông lái đò. Ông lái đò sông Đà điêu luyện điều khiển con thuyền của mình một cách chủ động và thuần thục giống như một người nghệ sĩ. Với đoạn văn miêu tả cận cảnh ông lái đò vượt thác thật đẹp, thật oai hùng: “ Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chèo về phía cửa đá ấy ”. Nhà văn Nguyễn Tuân đã tái hiện lại khung cảnh ông lái điều khiển chiếc thuyền cứ như một nhạc sĩ đang kéo đàn violon thật hay, thật nhịp nhàng, du dương không chệch một nốt.

Hình ảnh của người lái đò ấy dường như cũng chính là sự hiện thân của tác giả. Với Nguyễn Tuân thì ông không thích những thứ cũ mèm, tầm thường, giản dị thì với người lái đò cũng vậy, ông cũng chỉ thích lao vào những cuộc chiến đấu nguy hiểm, đầy kịch tích với thác nước dữ dội mà chẳng ưa xuôi thuyền trên dòng sông êm ả, bình lặng.

Thành công của Nguyễn Tuân đó là sử dụng giọng văn thật tự nhiên và phóng túng khi miêu tả hai trạng thái đối lập trong cùng một sự vật, điều này là một sự mới mẻ đầy sáng tạo. Con sông Đà vừa trữ tình vừa hung bạo, nó là một kẻ thù nhưng đồng thời cũng chính là một cố nhân. Chính dưới ngòi bút tài hoa của tác giả, con sông không chết cứng mà nó vẫn vận động một cách mạnh mẽ, sôi nổi bằng những từ ngữ, câu văn gợi hình ảnh, tất cả như đã tác động mạnh vào giác quan của người đọc. Sự xuất hiện của ông lái đò cũng thế, hiện lên một cách sinh động, rõ nét và sắc sảo. Đối với Nguyễn Tuân mà nói thì “ đã là văn thì trước hết phải là văn ”. Đã là văn thì đầu tiên là phải đẹp, phải trau chuốt. Và cái đẹp ấy đã chi phối cách nhìn của tác giả như đứng trên toàn bộ tác phẩm. Hình ảnh thiên nhiên và con người lúc này đây đều được khai thác trên phương tiện mĩ thuật và tài hoa nghệ sĩ biết bao nhiêu thông qua ngòi bút tài ba của Nguyễn Tuân.

Có thể nói tác phẩm tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một bước chuyển mình lớn trong phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân. Ở trước cách mạng, ông luôn đi tìm đề tài cho tác phẩm của mình bằng cách quay về với quá khứ, ông luôn viết, tìm hiểu về một thời vang bóng đã qua. Qua đó, người đọc có thể dễ dàng nhìn thấy được nhân vật của Nguyễn Tuân đó là những Huấn Cao, nhân vật quản ngục mang mang khí phách của kẻ “ nào biết trên đầu có ai”. Tất cả các nhân vật “vang bóng một thời” ấy là những vị anh hùng ngang dọc, họ đều là những khinh bạc đến điều. Thế nhưng sau cách mạng, Nguyễn Tuân lại tìm thấy cái chất tài hoa nghệ sĩ ở những con người lao động hết sức bình dị, gần gũi, thân thuộc ở ngay chính những công việc bình thường mà họ đang làm.

Với “Người lái đò sông Đà” thì ông lái xuất hiện trước mắt chúng ta như một người nghệ sĩ tài hoa, trí dũng song toàn. Qua đó, Nguyễn Tuân đã thể hiện tấm lòng trân trọng, sự cảm phục, lòng biết ơn những con người đã góp phần vào công cuộc xây dựng Tổ quốc. Chính trong việc phác họa lại vẻ đẹp của sông núi Tây Bắc cùng với hình ảnh của người lái đò, Nguyễn Tuân đã kết hợp những hiểu biết, những kiến thức của mình từ nhiều ngành nghệ thuật khác nhau như: hội họa, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh, … Tất cả mọi cảnh vật, mọi sự việc như hiện lên trước mắt ta sừng sững và sinh động biết bao nhiêu. Tác giả đã miêu tả chi tiết, sinh động, cụ thể đến mức khiến cho người đọc cảm tưởng như mình đang tận mắt chứng kiến cuộc vật lộn giữa ông lái với thác nước, với dòng sông quái ác, đồng thời cũng thấy được từng đoạn sông dữ tợn, lởm chởm những đá ngầm, đá nổi và hình ảnh một con sông êm ả, trữ tình biết bao nhiêu.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Nguyễn Tuân là nhà văn của sự tài hoa và uyên bác. Vì ông là một người có vốn cũng như nguồn tri thức về lịch sử, khoa học, địa lí, sinh học… khổng lồ. Tất cả các kiến thức này cũng thường được thể hiện, tuôn trào dào dạt trong những tác phẩm của ông, và qua “Người lái đò sông Đà” ta lại càng thấy rõ hơn về điều này.

Khả năng diễn đạt và vốn ngôn ngữ của Nguyễn Tuân thật phong phú, đa dạng. Mỗi từ ngữ, mỗi câu văn khi đưa vào các trang viết dường như đã được chắt lọc, gọt giũa một cách cẩn thận. Ông cũng khéo léo sáng tạo nên nhiều từ ngữ mới lạ, độc đáo, chính điều này đã đóng góp vào sự đa dạng ngôn ngữ Việt Nam. Giọng văn của Nguyễn Tuân đôi khi mang vẻ thô kệch, đời thường, mộc mạc nhưng lại hết sức cô đúc và tự nhiên. Ông không chỉ viết lên những trang văn tài hoa, những tác phẩm đặc sắc mà còn khiến cho người đọc cảm nhận được những âm hưởng trong mỗi đoạn văn.

Nguyễn Tuân đã viết về người lái đò sông Đà, cũng như viết về một miền quê hương của Tổ quốc. Qua đó, ông đã thể hiện nguồn xúc cảm yêu thương tha thiết, sự trân quý đối với người lao động và thêm với đó là tình yêu thiên nhiên đất nước sâu nặng. Thực sự chính những tác phẩm văn chương đặc sắc này của ông đã mang đến cho chúng ta một vẻ đẹp tri thức tài hoa, uyên bác.

Tìm kiếm google: Văn mẫu 11 kết nối tri thức đề Chọn ba văn bản thuộc các thể loại tùy bút, tản văn, truyện kí,... mà bạn yêu thích; đọc, chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của từng văn bản, bài văn hay lớp 11 về Chọn ba văn bản thuộc các thể loại tùy bút, tản văn, truyện kí,... mà bạn yêu thích; đọc, chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của từng văn bản,những bài văn hay Chọn ba văn bản thuộc các thể loại tùy bút, tản văn, truyện kí,... mà bạn yêu thích; đọc, chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của từng văn bản văn mẫu 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Văn mẫu 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com