[toc:ul]
Từ ngữ trong ngôn ngữ nói được sử dụng khá đa dạng: có những lớp từ mang tính khẩu ngữ, có những từ ngữ địa phương, các tiếng lóng, các biệt ngữ, các trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy,… Ngôn ngữ nói hay dùng những câu tỉnh lược (có khi lược chỉ còn có một từ) nhưng cũng có khi câu nói rườm rà, có nhiều yếu tố dư, hoặc lặp đi lặp lại (để nhấn mạnh hoặc để người nghe có điều kiện tiếp nhận, lĩnh hội, thấu đáo nội dung giao tiếp.
Từ ngữ trong ngôn ngữ viết được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được độ chính xác cao. Đồng thời khi viết, tuỳ từng phong cách ngôn ngữ của văn bản mà người viết có sự lựa chọn hệ thống ngôn từ cho phù hợp. Trong văn bản viết, người ta thường tránh dùng các từ mang tính khẩu ngữ, các từ địa phương, tiếng lóng…. Về câu, ngôn ngữ viết thường dùng các câu dài, câu nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần phù hợp.
Trong ngôn ngữ nói, chúng ta có thể sử dụng từ ngữ đa dạng, tự do ngôn luận, có nhiều lớp từ ngữ mang tính khẩu ngữ, có cả từ ngữ địa phương, tiếng lóng, chơi chữ, các biệt ngữ, các trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy, chêm xen… Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu như giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, liên tục hay ngắt quãng, mạnh hay yếu, trầm hay bổng, ngọt ngào hay chua chát…Ngôn ngữ nói thường hay rườm rà, có nhiều yếu tố trùng lặp, dư thừa vì lời nói được tạo ra tức thời không có điều kiện gọt giũa hoặc do người nói cố ý lặp lại để người nghe có thể tiếp nhận, lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp.
Tất cả các dạng ngôn ngữ viết đều được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Cho nên, muốn viết và đọc văn bản thì cả người viết và người đọc phải hiểu biết các ký tự chữ viết, các ngôn ngữ chính tả, các quy tắc tổ chức văn bản. Mặt khác, khi viết người viết có điều kiện và thời gian để suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa, còn khi đọc, người đọc có điều kiện để đọc lại nhiều lần, phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo. Ngôn ngữ viết tuy không có ngữ điệu và sự phối hợp của các yếu tố hỗ trợ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ như ngôn ngữ nói nhưng lại được sự hỗ trợ của dấu câu trong tiếng Việt, của các ký hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, các bản biểu, sơ đồ điều này cũng giúp cho ngôn ngữ viết có những ưu điểm của nó và giúp người đọc có thể hiểu được những thông tin được truyền tải trong bài viết. Khác với ngôn ngữ nói là tốc độ nhanh, tức thì từ ngữ trong nhiều trường hợp không được chọn lọc thì ngôn ngữ viết từ ngữ được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được tính chính xác. Đồng thời, tùy vào phong cách ngôn ngữ của văn bản mà người viết sử dụng với tần số cao các từ ngữ phù hợp với các loại văn bản trong tiếng Việt.
Những ưu thế và giới hạn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh, sửa đổi. Hoặc hai bên có thể trực tiếp giải quyết những thắc mắc để đi đến những thống nhất chung. Tuy nhiên, do giao tiếp bằng ngôn ngữ nói diễn ra tức thời, mau lẹ nên các phương tiện ngôn ngữ thường không được lựa chọn, gọt giũa kĩ càng. Trong khi đó, người nghe cũng phải tiếp nhận lĩnh hội nhanh nên cũng ít có điều kiện suy ngẫm và phân tích. So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết được lựa chọn rất kĩ càng và chính xác. Trong khi đó, người đọc cũng có điều kiện đọc đi đọc lại, phân tích và nghiền ngẫm nội dung văn bản. Tuy nhiên, để giao tiếp được bằng ngôn ngữ viết thì cả người viết và người đọc đều phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, quy tắc tổ chức văn bản. Đồng thời giao tiếp theo hình thức này thường nảy sinh những thắc mắc nhưng những thắc mắc ấy lại không thể giải quyết được tức thì.
Trong ngôn ngữ nói, từ ngữ được sử dụng khá đa dạng, có những lớp từ ngữ mang tính khẩu ngữ, có cả những từ ngữ địa phương, các tiếng lóng, các biệt ngữ, các trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy, chêm xen,... Về câu, ngôn ngữ nói thường dùng các hình thức tỉnh lược, thậm chí chỉ còn một từ (nhất là trong đối thoại); nhưng nhiều khi câu nói lại rườm rà, có yếu tố dư thừa, trùng lặp, vì lời nói được tạo ra tức thời, không có điều kiện gọt giũa, hoặc do người nói cố ý lặp lại để người nghe có thể tiếp nhận, lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp.
Trong ngôn ngữ viết, từ ngữ được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được tính chính xác. Đồng thời, tuỳ thuộc vào phong cách ngôn ngữ của văn bản mà người viết sử dụng với tần số cao các từ ngữ phù hợp với từng phong cách. Nhìn chung, trong văn bản viết, người ta tránh dùng các từ ngữ mang thính khẩu ngữ, các từ ngữ địa phương, các tiếng lóng, tiếng tục,... Về câu, trong ngôn ngữ viết thường có những câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần phù hợp.