[toc:ul]
- Mở đầu: Trong xã hội hiện đại, việc tham gia các hoạt động cộng đồng đã trở thành một chuẩn mực cũng như là thước đo những giá trị đạo đức và phẩm cách của một con người.
- Triển khai:
+ Khái niệm: Sinh hoạt cộng đồng là hoạt động tập thể của một nhóm người, một tập thể mang tính cộng đồng, tổ chức tại nơi sinh hoạt, nơi lao động, học tập, nơi sinh sống… nhằm mục đích tạo sự vui tươi, giao lưu, giáo dục qua đó nhằm phát triển năng lực của cá nhân và hiệu quả của hoạt động tập thể.
+ Vai trò:
Nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia các hoạt động sinh hoạt chung.
Người có tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng sẽ dễ dàng kết giao, có nhiều mối quan hệ hữu ích.
+ Biểu hiện của ý thức cộng đồng:
Tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể của địa phương…
Giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, ý thức giữ gìn của công, ...
Khả năng hạ thấp cái “tôi” cá nhân, hòa nhập với tập thể, hy sinh lợi ích cá nhân vì cộng đồng.
Đoàn kết, yêu thương đùm bọc giữa con người với con người.
+ Thực trạng
Trong xã hội cũng có rất nhiều cá thể hoàn toàn không có ý thức tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, điều đó thể hiện ở sự ích kỷ, bo bo giữ mình, chỉ biết đến lợi ích của bản thân.
Đó là sự khiếm khuyết trong tâm hồn và nhận thức, người sống như vậy là người có một tâm hồn trống rỗng thiếu đi sự thấu cảm, sẻ chia, sẽ dễ bị cô lập và bị mọi người xa lánh.
- Kết luận: Việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng là điều cần thiết, rèn luyện ý thức và phẩm chất của con người đặc biệt là lứa tuổi học sinh.
* Tìm ý
- Bài viết bàn luận về vấn đề: học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương.
- Các khía cạnh được bàn luận: giải thích “sinh hoạt cộng đồng”, vai trò của việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, biểu hiện của việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, phản bác ý kiến trái chiều, ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng.
- Những lí lẽ và bằng chứng cần huy động: Nêu lí lẽ làm rõ vai trò và biểu hiện của việc tham gia các hoạt động cộng đồng. Những bằng chứng được đưa ra phải từ thực tế quan sát, trải nghiệm hoặc thu thập qua sách báo và các phương tiện truyền thông phù hợp.
- Ý kiến trái chiều: Phản bác quan niệm sống không cần quan tâm đến xung quanh để tránh khỏi lo nghĩ, phiền toái.
- Ý nghĩa của vấn đề bàn luận: Việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng là điều cần thiết, rèn luyện ý thức và phẩm chất của con người.
* Lập dàn ý:
1. Mở Bài
- Trong xã hội hiện đại, việc tham gia các hoạt động cộng đồng đã trở thành một chuẩn mực cũng như là thước đo những giá trị đạo đức và phẩm cách của một con người.
2. Thân Bài
* Khái niệm:
- Sinh hoạt cộng đồng là hoạt động tập thể của một nhóm người, một tập thể mang tính cộng đồng, tổ chức tại nơi sinh hoạt, nơi lao động, học tập, nơi sinh sống… nhằm mục đích tạo sự vui tươi, giao lưu, giáo dục qua đó nhằm phát triển năng lực của cá nhân và hiệu quả của hoạt động tập thể.
* Vai trò:
- Nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia các hoạt động sinh hoạt chung.
- Người có tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng sẽ dễ dàng kết giao, có nhiều mối quan hệ hữu ích.
* Biểu hiện của ý thức cộng đồng:
- Tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể của địa phương…
- Giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, ý thức giữ gìn của công, ...
- Khả năng hạ thấp cái “tôi” cá nhân, hòa nhập với tập thể, hy sinh lợi ích cá nhân vì cộng đồng.
- Đoàn kết, yêu thương đùm bọc giữa con người với con người.
* Thực trạng
- Trong xã hội cũng có rất nhiều cá thể hoàn toàn không có ý thức tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, điều đó thể hiện ở sự ích kỷ, bo bo giữ mình, chỉ biết đến lợi ích của bản thân.
- Đó là sự khiếm khuyết trong tâm hồn và nhận thức, người sống như vậy là người có một tâm hồn trống rỗng thiếu đi sự thấu cảm, sẻ chia, sẽ dễ bị cô lập và bị mọi người xa lánh.
3. Kết Bài
Việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng là điều cần thiết, rèn luyện ý thức và phẩm chất của con người đặc biệt là lứa tuổi học sinh.
* Hai đoạn triển khai hai ý kề nhau:
Trong cuộc sống, việc học sinh tham gia các cộng đồng biểu hiện ở nhiều mặt, ví dụ như việc giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, ý thức giữ gìn của công, ... Việc tham gia các hoạt động cộng đồng còn thể hiện ở khả năng hạ thấp cái “tôi” cá nhân, hòa nhập với tập thể, hy sinh lợi ích cá nhân vì cộng đồng, mong muốn gắn kết mọi người trong một tập thể lại với nhau, vì một mục tiêu chung, đưa tập thể phát triển đi lên. Ngoài ra khi tham gia các hoạt động cộng đồng còn thể hiện ở đoàn kết, yêu thương đùm bọc giữa con người với con người như: Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lũ,... Những hoạt động tri ân, tưởng niệm của các cá nhân tổ chức, đoàn thể dành cho người có công với cách mạng, các vị anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập của dân tộc cũng được gọi là ý thức cộng đồng. Chung quy lại ý việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng được thể hiện trong nhiều khía cạnh, lĩnh vực của cuộc sống đóng vai trò xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp, phối hợp với ý thức cá nhân giúp con người phát triển toàn diện về cả phẩm chất đạo đức lẫn trí tuệ.
Ngược lại, trong xã hội cũng có rất nhiều cá thể hoàn toàn không có ý thức cộng đồng, điều đó thể hiện ở sự ích kỷ, bo bo giữ mình, chỉ biết đến lợi ích của bản thân, còn thế giới, đồng loại ngoài kia họ từ chối bận tâm đến. Đó là sự khiếm khuyết trong tâm hồn và nhận thức, người sống như vậy là người có một tâm hồn trống rỗng thiếu đi sự thấu cảm, sẻ chia, sẽ dễ bị cô lập và bị mọi người xa lánh. Phải biết rằng ý thức cá nhân nằm trong ý thức cộng đồng và ngược lại, chúng ta sống cần phải dung hòa giữa hai thứ ấy thì bản thân mới có thể hoàn thiện và thành công trong cuộc đời được.