[toc:ul]
ác giả Nguyễn Du có một loạt những bài thơ chữ Hán viết về các nhân vật lịch sử mà qua đó nhà thơ gửi gắm rất nhiều nỗi niềm tâm sự. “Độc Tiểu Thanh kí” (Đọc Tiểu Thanh kí) là một bài thơ như thế. Bài thơ là tiếng nói tri âm sâu sắc của tác giả với người con gái sống cách mình trước đó 300 năm, Nguyễn Du đã mang những tâm sự về con người và cuộc đời trong bối cảnh vượt 300 năm để tìm tri âm.
Tiểu Thanh là người phụ nữ thông minh, xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn nhưng bạc mệnh, của nàng ngắn ngủi và đầy những trái ngang. Di cảo của nàng còn sót lại với những vẫn thơ bị đốt dở là một bằng chứng cho số phận oan nghiệt ấy. Một người đa cảm như Nguyễn Du đã không thể cầm lòng khi đọc nó, nỗi thổn thức ấy đã khiến cho thi nhân viết nên những dòng tuyệt tác trong “Độc Tiểu Thanh kí”. Bài thơ như là tiếng lòng nhân đạo cao cả và sâu sắc của Nguyễn Du, cảm thương cho một cuộc đời qua những vần thơ cháy dang dở.
Hai câu mở đầu tác giả đã giới thiệu về cảnh đẹp của vườn hoa bên Tây Hồ, nơi mà nàng Tiểu Thanh đã từng sống:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.”
Không gian Tây Hồ vẫn còn đây, khuôn viên của một vườn hoa với những bông hoa thắm đẹp giờ đã không còn nữa. Vườn hoa đã thành gò hoang, gò hoang vắng đã thay thế cho vườn hoa. Cái “hữu” đã thành cái không, cái “đẹp” đã bị thay bởi cái “tàn tạ” hủy diệt. Từ “tẫn” mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối; đã thay đổi hết không còn một dấu vết gì nữa. Đứng ở hiện tại Nguyễn Du bâng khuâng nuối tiếc cái đẹp trong quá khứ. Câu thơ vừa là lời cảm khái trước vẻ đẹp của Tây Hồ bị hủy hoại nhưng cũng là những chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc đời.
Cảnh đẹp Tây Hồ cũng đã gợi nhắc đến nàng Tiểu Thanh một người tài hoa đã sống những năm cuối đời ở đây và gửi thân mãi mãi nơi này. Nhà thơ đã ngồi một mình bên cửa sổ, lặng lẽ cảm thương cho số phận của Tiểu Thanh. Câu thơ đã khắc vào lòng người một cảnh ngộ đơn độc không có người sẻ chia phải tìm về quá khứ. Chính nỗi đau và sự cô đơn đã trở thành sợi dây kết nối hai con người xa lạ, vượt thời gian không gian để tri âm với nhau. Hình ảnh “ mảnh giấy tàn” là hình ảnh khơi gợi cảm hứng của Nguyễn Du đến số phận cuộc đời Tiểu Thanh:
“Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”.
Son, phấn là những vật dụng trang điểm gắn liền với người phụ nữ, hình ảnh ẩn dụ cho nhan sắc, vẻ đẹp của Tiểu Thanh. Nhà thơ mượn hai hình ảnh “son phấn” và “văn chương” để diễn tả cho những đau đớn dày vò về thể xác và tinh thần của Tiểu Thanh gửi gắm vào những dòng thơ. Hai câu thơ đã cho thấy nàng Tiểu Thanh vừa tuyệt sắc, tuyệt tài, số phận ngang trái đồng thời tác giả cũng lên án xã hội bất nhân đã không tạo cho một môi trường thực sự nhân văn tiến bộ. Điều quan trọng là Tiểu Thanh giỏi làm thơ nhưng thơ bị đem đốt và bản thân nàng yểu mệnh chết sớm. Thương cảm với nàng Tiểu Thanh giỏi làm thơ là Nguyễn Du trân trọng người nghệ sĩ, thấy ý nghĩa xã hội trong sự cống hiến của người nghệ sĩ.
Từ câu chuyện nàng Tiểu Thanh giỏi làm thơ 200 năm trước sang hai câu luận nó đã tỏa sáng cuộc đời chung của những khách văn chương:
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư”.
Từ nỗi oan của Tiểu Thanh đã thành nỗi oan nỗi hận của những người tài hoa. Hận là người có sắc, có tài đều không gặp may mắn, đều đoản mệnh hoặc bị dập vùi. Nỗi hận ấy là hóa giải thành ra câu hỏi muôn đời không có lời đáp “ thiên nan vấn”. Nguyễn Du cũng tự nhận thấy mình là người có tài mà cuộc đời long đong tự nhận là thể hiện ý thức cá nhân sâu sắc ý thức cả về tài năng và nỗi đau. Từ nỗi xót đau trong quá khứ đến hiện tại, trước nỗi đau của những người tài hoa trong đó có mình, tác giả đã không thể kìm nén những tâm sự của riêng mình, bật ra dưới hình thức câu hỏi tu từ, hướng về hậu thế.
Đến hai câu kết, là nỗi khát mong của người nghệ sĩ muôn đời mong được tri âm, đồng cảm:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”.
Ba trăm năm là khoảng thời gian xác định nhưng rất dài. Nó là khoảng thời gian đủ để mọi việc lui vào quá khứ cái còn cái mất. Cả câu thơ là hơn ba trăm năm sau liệu trên thế gian này có người nào khóc Tố Như. Ông khắc khoải mong chờ một sự cảm thông của hậu thế. Vậy là từ số phận của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du liên tưởng tới số phận mình. Chiếc gạch nối xuyên thời gian, không gian ấy có ý nghĩa như một yêu cầu phổ quát đặt ra cho mọi dân tộc, mọi thời đại về thái độ nhân hậu, trước hết là sự cảm thông đối với cái đẹp, sự hoàn thiện hoàn mĩ thể chất và tâm hồn con người. Nguyễn Du là con người bị bế tắc, mong được giải thoát mà vẫn không tìm thấy đường ra. “ Khấp” là đến tận cùng của sự đau thương. Khấp là khóc cho Nguyễn Du cũng như bao người tài hoa như ông.
Bài thơ là lời ký thác tâm sự của Nguyễn Du, con người đầy tài năng, hoài bão lớn mà luôn gặp hoạn nạn, trắc trở trên con đường đời gập ghềnh giữa đêm đen xã hội phong kiến. Con người ấy giàu lòng yêu thương nhân hậu, luôn khao khát sự cảm thông của người đời. Thời gian có thể xóa nhòa và làm biến mất đi nhiều thứ nhưng những bài thơ, vần thơ được chắt ra từ máu và nước mắt như “Độc Tiểu Thanh kí” lại thêm được luyện bởi thiên tài văn học Nguyễn Du thì chắc chắn thời gian cũng không thể làm lung lay vị trí của thi phẩm trong lòng người đọc.
Đề tài người phụ nữ ít được các nhà thơ trung đại đề cập đến, ấy vậy mà đại thi hào Nguyễn Du lại viết về người phụ nữ với tất cả tấm lòng trân trọng, thương yêu. Bên cạnh kiệt tác thơ Nôm "Truyện Kiều" viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến, thì bài thơ "Độc Tiểu Thanh kí" là một sáng tác xuất sắc bằng chữ Hán viết về đề tài này.
Nguyễn Du sáng tác bài thơ trong một lần đi sứ sang Trung Quốc cho triều Nguyễn. Bài thơ tên chữ Hán là "Độc Tiểu Thanh kí" đã gợi ra nhiều cách hiểu. Có ý kiến cho rằng đó là Nguyễn Du đọc tập truyện viết về cuộc đời nàng Tiểu Thanh, cảm thương cho số phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh mà viết bài thơ này. Lại có ý kiến khác cho là Nguyễn Du đã được đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh để lại và ngưỡng mộ, xót thương cho cuộc đời nàng. Dù hiểu theo cách nào thì ta đều thấy trên hết đó là tấm lòng thấm đẫm tình đời, tình người của nhà thơ.
Tiểu Thanh là một cô gái thông minh, xinh đẹp, có tài thơ phú, sống vào đầu thời Minh ở Trung Quốc, cách Nguyễn Du 300 năm. Nàng bị gia đình ép gả làm vợ lẽ cho một nhà quyền quý. Do vợ cả ghen ghét, đố kị nàng bị đẩy ra sống riêng ở Cô Sơn, cạnh vườn hoa Tây Hồ. Hằng ngày nàng chỉ còn biết làm bạn với thơ, rồi lâm bệnh và chết trong cô đơn khi mới 18 tuổi. Số thơ văn mà nàng để lại bị vợ cả đốt gần hết, chỉ còn sót lại một số bài sau này người ta sưu tầm lại và gọi nó là "phần dư".
Cảm hứng xuyên suốt bài thơ là tấm lòng đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du với số phận nàng Tiểu Thanh. Cũng từ sự đồng cảm sâu sắc đó, ông nhận ra những bất công ngang trái của cuộc đời và thương người, thương mình nhiều hơn. Đến với bài thơ, đầu tiên ta được nhà thơ dẫn dắt đến không gian đầy ấn tượng, nơi khi xưa nàng Tiểu Thanh từng sống:
"Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư"
(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)
Chỉ một chữ "tẫn" mà có sức gợi, sức ám ảnh rất lớn với người đọc. Phần dịch thơ dịch chưa thoát hết ý nghĩa của chữ "tẫn" này. Nghĩa của nó là bị hủy diệt, bị tàn phá, chứ đâu đơn giản là "hóa gò hoang". Chỉ một chữ "tẫn" gợi ra sự đối lập ghê gớm giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ Tây Hồ là cảnh đẹp, non nước hữu tình thì nay chỉ còn là một bãi hoang xơ xác, tiêu điều.
Câu thơ nghe xót xa làm sao! Người đọc có thể tưởng tượng khi xưa nàng Tiểu Thanh còn sống thì nơi đây là thắng cảnh mê đắm lòng người, nay người đẹp không còn, cảnh đẹp cũng tiêu tan. Đứng trước quang cảnh ấy, nhà thơ Nguyễn Du bỗng trào dâng niềm ngậm ngùi, lại càng xót xa hơn khi đứng bên song cửa sổ với tập sách của nàng.
"Độc điếu" chỉ sự cô độc, lẻ bóng của nhà thơ khi đã vượt qua thời gian, không gian trở về quá khứ để thổn thức khóc thương nàng Tiểu Thanh. Vạn vật đều đổi thay theo thời gian, giữa cuộc đời dâu bể tên tuổi một người con gái tài sắc nhưng bất hạnh vào đầu thời Minh có lẽ cũng dần bị lãng quên theo năm tháng. Câu thơ như tiếng thở dài đầy chua xót của Nguyễn Du trước kiếp hồng nhan bạc mệnh. Đến hai câu thực là những hình ảnh đầy tính biểu trưng:
"Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư"
(Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương)
Nói đến "son phấn" và "văn chương", ta liên tưởng ngay đến nhan sắc và tài năng của nàng Tiểu Thanh. Nhan sắc không có tội tình gì nhưng vẫn bị ghen ghét, tài năng không có tội cũng bị vùi dập không thương tiếc. Hai câu thơ toát lên sự thương xót của nhà thơ cho tài năng và nhan sắc của nàng Tiểu Thanh. Nàng phải chết khi tuổi còn quá trẻ, sáng tác của nàng bị vợ cả tiêu hủy gần hết chỉ còn "phần dư".
Dù sống cách nàng 300 năm, nhưng Nguyễn Du bằng tấm lòng thương cảm có thể thấu hiểu những bất công mà nàng phải chịu. Câu thơ cũng thể hiện quan niệm "tài mệnh tương đố" của Nguyễn Du. Trong sáng tác của ông, ta thường bắt gặp những phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng lại gặp nhiều ngang trái, éo le như nàng Đạm Tiên, nàng Kiều. Bởi vậy Nguyễn Du cũng đúc kết thành những câu thơ mang tính khái quát cao:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Hay:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?"
(Văn chiêu hồn - Nguyễn Du)
Điểm mới mẻ của bài thơ "Đọc Tiểu Thanh kí" là nhà thơ đã mang đến tiếng nói nhân đạo độc đáo. Điều đó thể hiện ở hai câu 5 và 6 của bài thơ:
"Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư"
(Mối hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang)
Nguyễn Du tự coi mình cùng hội cùng thuyền với những người tài hoa bạc mệnh và thốt lên đầy chua xót. Câu hỏi: Tại sao những con người tài hoa hay gặp nhiều trắc trở, truân chuyên? dường như không lời đáp, phải chăng những người tài hoa luôn tự mang trong mình cái "án" bạc mệnh? Trong kiệt tác "Truyện Kiều", nhà thơ từng thốt lên "Tài tình chi lắm cho trời đất ghen", rồi lên "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen".
Nếu được sống trong một xã hội khác, thì những người tài sắc vẹn toàn như nàng Tiểu Thanh có lẽ đã không phải chịu nhiều bất công, không bị vùi dập như vậy. Câu thơ thể hiện khát khao của nguyễn Du về những người có tài có tình sẽ được trân trọng. Khép lại bài thơ là tâm trạng đầy ngậm ngùi, chua xót của Nguyễn Du:
"Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?"
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)
Tiểu Thanh đã xa cách cuộc đời được 300 năm, nhưng vẫn còn có người thấu hiểu và đồng cảm với nàng. Nhà thơ đã tự hỏi lòng mình, liệu sau 300 năm nữa có còn ai hiểu được ông hay không? Một câu hỏi đầy sức ám ảnh như xoáy vào tâm can người đọc khi nghĩ đến số phận của những người tài hoa sau một thời gian dài sẽ ra sao? Khép lại bài thơ là niềm mong mỏi có được tri kỉ giữa cuộc đời này của đại thi hào.
Thực tế thì cho đến ngày nay, đã qua ba thế kỉ nhưng chúng ta vẫn luôn nhớ đến tên tuổi Nguyễn Du cùng những kiệt tác của ông. Đó là minh chứng cho thấy dù có qua bao thời gian thì tài năng và giá trị của những người tài hoa vẫn luôn được trân trọng, yêu mến. Chính điều này làm nên giá trị nhân văn cao cả cho bài thơ.
Với tám câu thơ chữ Hán thất ngôn bát cú, ngôn từ trang trọng, tinh tế, Nguyễn Du đã lên án, tố cáo mạnh mẽ sự bất công của xã hội phong kiến với những phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Bài thơ mang đến cho người đọc sự đồng cảm xót xa trước số phận hồng nhan bạc mệnh của người phụ nữ. Từ đó, mỗi người chúng ta biết trân trọng, yêu mến, có ý thức giữ gìn trước những giá trị tài năng, sáng tạo của người xưa và nay.
Tác giả Nguyễn Du có một loạt những bài thơ chữ Hán viết về các nhân vật lịch sử mà qua đó nhà thơ gửi gắm rất nhiều nỗi niềm tâm sự. “Độc Tiểu Thanh kí” (Đọc Tiểu Thanh kí) là một bài thơ như thế. Bài thơ là tiếng nói tri âm sâu sắc của tác giả với người con gái sống cách mình trước đó 300 năm, Nguyễn Du đã mang những tâm sự về con người và cuộc đời trong bối cảnh vượt 300 năm để tìm tri âm.
Tiểu Thanh là người phụ nữ thông minh, xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn nhưng bạc mệnh, của nàng ngắn ngủi và đầy những trái ngang. Di cảo của nàng còn sót lại với những vẫn thơ bị đốt dở là một bằng chứng cho số phận oan nghiệt ấy. Một người đa cảm như Nguyễn Du đã không thể cầm lòng khi đọc nó, nỗi thổn thức ấy đã khiến cho thi nhân viết nên những dòng tuyệt tác trong “Độc Tiểu Thanh kí”. Bài thơ như là tiếng lòng nhân đạo cao cả và sâu sắc của Nguyễn Du, cảm thương cho một cuộc đời qua những vần thơ cháy dang dở.
Hai câu mở đầu tác giả đã giới thiệu về cảnh đẹp của vườn hoa bên Tây Hồ, nơi mà nàng Tiểu Thanh đã từng sống:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.”
Không gian Tây Hồ vẫn còn đây, khuôn viên của một vườn hoa với những bông hoa thắm đẹp giờ đã không còn nữa. Vườn hoa đã thành gò hoang, gò hoang vắng đã thay thế cho vườn hoa. Cái “hữu” đã thành cái không, cái “đẹp” đã bị thay bởi cái “tàn tạ” hủy diệt. Từ “tẫn” mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối; đã thay đổi hết không còn một dấu vết gì nữa. Đứng ở hiện tại Nguyễn Du bâng khuâng nuối tiếc cái đẹp trong quá khứ. Câu thơ vừa là lời cảm khái trước vẻ đẹp của Tây Hồ bị hủy hoại nhưng cũng là những chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc đời.
Cảnh đẹp Tây Hồ cũng đã gợi nhắc đến nàng Tiểu Thanh một người tài hoa đã sống những năm cuối đời ở đây và gửi thân mãi mãi nơi này. Nhà thơ đã ngồi một mình bên cửa sổ, lặng lẽ cảm thương cho số phận của Tiểu Thanh. Câu thơ đã khắc vào lòng người một cảnh ngộ đơn độc không có người sẻ chia phải tìm về quá khứ. Chính nỗi đau và sự cô đơn đã trở thành sợi dây kết nối hai con người xa lạ, vượt thời gian không gian để tri âm với nhau. Hình ảnh “ mảnh giấy tàn” là hình ảnh khơi gợi cảm hứng của Nguyễn Du đến số phận cuộc đời Tiểu Thanh:
“Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”.
Son, phấn là những vật dụng trang điểm gắn liền với người phụ nữ, hình ảnh ẩn dụ cho nhan sắc, vẻ đẹp của Tiểu Thanh. Nhà thơ mượn hai hình ảnh “son phấn” và “văn chương” để diễn tả cho những đau đớn dày vò về thể xác và tinh thần của Tiểu Thanh gửi gắm vào những dòng thơ. Hai câu thơ đã cho thấy nàng Tiểu Thanh vừa tuyệt sắc, tuyệt tài, số phận ngang trái đồng thời tác giả cũng lên án xã hội bất nhân đã không tạo cho một môi trường thực sự nhân văn tiến bộ. Điều quan trọng là Tiểu Thanh giỏi làm thơ nhưng thơ bị đem đốt và bản thân nàng yểu mệnh chết sớm. Thương cảm với nàng Tiểu Thanh giỏi làm thơ là Nguyễn Du trân trọng người nghệ sĩ, thấy ý nghĩa xã hội trong sự cống hiến của người nghệ sĩ.
Từ câu chuyện nàng Tiểu Thanh giỏi làm thơ 200 năm trước sang hai câu luận nó đã tỏa sáng cuộc đời chung của những khách văn chương:
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư”.
Từ nỗi oan của Tiểu Thanh đã thành nỗi oan nỗi hận của những người tài hoa. Hận là người có sắc, có tài đều không gặp may mắn, đều đoản mệnh hoặc bị dập vùi. Nỗi hận ấy là hóa giải thành ra câu hỏi muôn đời không có lời đáp “ thiên nan vấn”. Nguyễn Du cũng tự nhận thấy mình là người có tài mà cuộc đời long đong tự nhận là thể hiện ý thức cá nhân sâu sắc ý thức cả về tài năng và nỗi đau. Từ nỗi xót đau trong quá khứ đến hiện tại, trước nỗi đau của những người tài hoa trong đó có mình, tác giả đã không thể kìm nén những tâm sự của riêng mình, bật ra dưới hình thức câu hỏi tu từ, hướng về hậu thế.
Đến hai câu kết, là nỗi khát mong của người nghệ sĩ muôn đời mong được tri âm, đồng cảm:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”.
Ba trăm năm là khoảng thời gian xác định nhưng rất dài. Nó là khoảng thời gian đủ để mọi việc lui vào quá khứ cái còn cái mất. Cả câu thơ là hơn ba trăm năm sau liệu trên thế gian này có người nào khóc Tố Như. Ông khắc khoải mong chờ một sự cảm thông của hậu thế. Vậy là từ số phận của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du liên tưởng tới số phận mình. Chiếc gạch nối xuyên thời gian, không gian ấy có ý nghĩa như một yêu cầu phổ quát đặt ra cho mọi dân tộc, mọi thời đại về thái độ nhân hậu, trước hết là sự cảm thông đối với cái đẹp, sự hoàn thiện hoàn mĩ thể chất và tâm hồn con người. Nguyễn Du là con người bị bế tắc, mong được giải thoát mà vẫn không tìm thấy đường ra. “ Khấp” là đến tận cùng của sự đau thương. Khấp là khóc cho Nguyễn Du cũng như bao người tài hoa như ông.
Bài thơ là lời ký thác tâm sự của Nguyễn Du, con người đầy tài năng, hoài bão lớn mà luôn gặp hoạn nạn, trắc trở trên con đường đời gập ghềnh giữa đêm đen xã hội phong kiến. Con người ấy giàu lòng yêu thương nhân hậu, luôn khao khát sự cảm thông của người đời. Thời gian có thể xóa nhòa và làm biến mất đi nhiều thứ nhưng những bài thơ, vần thơ được chắt ra từ máu và nước mắt như “Độc Tiểu Thanh kí” lại thêm được luyện bởi thiên tài văn học Nguyễn Du thì chắc chắn thời gian cũng không thể làm lung lay vị trí của thi phẩm trong lòng người đọc.
Tập thơ Nam trung tạp ngâm là một trong những tập thơ nổi tiếng của Nguyễn Du. Tập thơ gồm 40 bài được nguyễn Du sáng tác trong thời gian ông giữ chức quan ở Phú Xuân và Quảng Bình trong khoảng thời gian từ 1804 đến 1820. Đây là tập thơ cuối đời của nhà thơ Nguyễn Du được cụ Lê Thước dịch.
Nam Trung Tạp Ngâm gồm 40 bài Nguyễn Du làm trong thời gian giữ chức quan ở Phú Xuân và Quảng Bình rồi lại trở về Phú Xuân, từ năm 1804 cho đến năm ông qua đời (1820), là 16 năm. Tập thơ này xuất hiện trong bản dịch của cụ Lê Thước, sau khi cụ Lê Thước có được bản sao chụp gồm 40 bài thơ qua thuộc quyền sở hữu của cụ Hoàng Xuân Hãn ở Pháp.
Năm 1804, Nguyễn Du cáo bệnh, xin về hưu, từ quan, nhưng chỉ được có hơn một tháng thì có chỉ vua triệu vào cung giữ chức Đông các điện học sĩ, nên đánh phải đi. Bài Phượng Hoàng lộ thượng tảo hành làm lúc lên đường trẩy kinh (tháng giêng năm Ất Sửu, 1805).
Việc làm quan với Nguyễn Du chỉ là chuyện mưu sinh chứ không phải là chuyện công danh. Đời sống của ông rất thanh bạch. Thời gian làm Bố chánh ở Quảng Bình, gia phả chép: “Phàm những việc trong hạt, như lính tráng, dân sự kiện thưa, tiền nong, lương thực, và các hạng thuế, ông đều bàn bạc thương lượng với các quan lưu thủ, ký lục để thi hành. Chính sự giản dị, không cần tiếng tăm nên được sĩ phu và nhân dân quý mến”.
Mặc dù vậy ông “ thường bị quan trên quở trách nên lấy làm uất ức, bất chí”. Điều ấy được phản ảnh vào những bài thơ trong tập này. Trong tình cảnh làm quan không mấy toại ý, nên Nguyễn Du lại ao ước về nhà ăn uống đạm bạc, làm bạn với hươu nai; quanh đi quẩn lại giống như thời ở Thái Bình và làm quan ở Bắc Hà.
Qua hai tập thơ chữ Hán, Thanh Hiên thi tập và Nam Trung tạp ngâm, chúng ta hiểu thêm hơn về thân thế và tình cảm của Nguyễn Du.