Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?

Với đề văn mẫu lớp 11 kết nối tri thức: Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào? baivan.net tổng hợp nhiều bài viết khác nhau giúp học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo viết bài. Hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích để các em hoàn thiện những bài tập làm văn hay. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn coi trọng và sử dụng nhiều người tài trong thời điểm đất nước còn non trẻ và đầy rẫy những khó khăn như mời vua Bảo Đại – người đã học hầu hết các trường ở Pháp, trong đó có Trường Khoa học Chính trị - làm cố vấn tối cao của Chính phủ; mời cụ Huỳnh Thúc Kháng - một vị trí thức nổi tiếng, ra làm việc cho Chính phủ. Người cũng mời nhiều quan lại, trí thức của triều đình phong kiến, người không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương vào những vị trí quan trọng của Chính phủ. Người luôn chú trọng sử dụng người tài, khuyến khích họ dùng năng lực, sở trường, kinh nghiệm để phục vụ đất nước. Điều này thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng và quyết sách đúng đắn trong việc phát triển đất nước. Nhờ sự chân thành, cầu thị của Bác và Chính phủ, rất nhiều các trí thức Tây học nổi tiếng đã từ bỏ cuộc sống giàu sang, phú quý để về nước tham gia kháng chiến, kiến quốc như Trần Đại Nghĩa, Võ Đình Quỳnh, Võ Quý Huân, Trần Hữu Tước, Trần Đức Thảo, Hồ Đắc Di..., nhờ đó, Quốc hội khóa I đã quy tụ được đông đảo giới trí thức trong cả nước giúp việc cho đất nước, giúp cho Chính phủ hoạt động một cách thuận lợi, từng bước ổn định.

Bài văn mẫu 2: Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”. Đó là nguyên lý sống còn để dựng nước và giữ nước của ông cha ta từ ngàn xưa đến nay.

Lịch sử Việt Nam cho thấy, trong các triều đại phong kiến, những bậc “minh quân” luôn mong muốn có nhiều nhân tài, cùng góp công sức và trí tuệ để xây dựng triều đại thịnh trị, làm cho “Quốc thái dân an”. Vua Lê Thái Tổ trong “Chiếu cầu hiền tài” đã viết: “Người tài ở đời cố nhiên là không ít, nên đường lối tìm người cũng không phải có một phương”. Các vương triều đã có nhiều cách khác nhau để phát hiện và tuyển chọn nhân tài ra giúp nước như thi tuyển, tiến cử, bảo cử và tự tiến cử. Bấy giờ chế độ thi tuyển thực hiện qua các kỳ khoa cử Nho học lựa chọn quan văn, với quan niệm: “Muốn có được nhân tài, trước hết phải chọn lựa kẻ sĩ, mà phép chọn lựa kẻ sĩ phải lấy thi cử làm đầu”. Bên cạnh đó, để lựa chọn nhân tài, còn có hình thức tiến cử nhằm tìm kiếm người có tài, bổ sung vào đội ngũ quan triều đình, do đó: “Tiến cử người hiền tài, loại bỏ kẻ bất tiếu, đó là việc lớn của chính trị” hay “muốn thịnh trị phải được người hiền tài, muốn được người hiền tài phải do tiến cử. Cho nên người đứng đầu thiên hạ phải lo việc ấy trước tiên”.

Bài văn mẫu 3: Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?

Nhân tài đóng vai trò quan trọng trong việc tìm tòi, sáng tạo những ý tưởng mới, những con đường mới, những chủ trương mới nhằm cải tạo thực tiễn theo hướng cách mạng, cải cách và đổi mới. Trong công cuộc cách cách hành chính nhà nước và cải cách khu vực sự nghiệp dịch vụ công của nước ta hiện nay rất cần những người tài để dẫn dắt và hoạch định các chủ trương, chính sách một cách đúng đắn, sáng tạo, hợp quy luật phát triển trong bối cảnh mới của đất nước. Việc thiếu nhân tài cần thiết trong từng lĩnh vực, từng khâu, từng cấp là một trong những nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu kìm hãm tiến trình và kết quả của các cải cách, đổi mới trong khu vực công ở nước ta hiện nay.

Bài văn mẫu 4: Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?

Ngày nay, Đảng ta rất chú trọng đến việc trọng dụng nhân tài, coi nhân tài là tài sản vô giá của quốc gia. Tại Đại hội XII, Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người có đức, có tài; tạo bước chuyển căn bản trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài; xây dựng chiến lược quốc gia về nhân tài; coi đó là giải pháp quan trọng trong thực hiện chiến lược cán bộ”, “lựa chọn những người thực sự có đức, có tài giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu, có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài”. Nhưng do việc thực thi chính sách của Đảng ở nhiều ngành, nhiều địa phương còn bất cập nên nhiều người tài ở nước ta còn bị bỏ sót. Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn diện, mà muốn lãnh đạo được thì trước hết có tài có đức  hơn người.

Tìm kiếm google: Văn mẫu 11 kết nối tri thức đề Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?, bài văn hay lớp 11 về Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?,những bài văn hay Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào? văn mẫu 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Văn mẫu 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com