Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn

Với đề văn mẫu lớp 11 kết nối tri thức: Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn baivan.net tổng hợp nhiều bài viết khác nhau giúp học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo viết bài. Hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích để các em hoàn thiện những bài tập làm văn hay. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn

1. Mở bài

- Giới thiệu về truyện ngắn Lão Hạc và nhà văn Nam Cao

- Dẫn dắt vào vấn đề cần thuyết minh

2. Thân bài

- Giới thiệu tác phẩm:

+ Lão Hạc vì quá túng thiếu nên đã bán con chó của mình

+ Dù túng thiếu đến bao nhiêu Lão Hạc cũng không chịu bán mảnh vườn mà ăn khoai ăn sắn để sống qua ngày.

+ Sau đó, lão đã nhờ Ông Giao giữ và ăn bả chó để tự tử

- Bố cục của truyện:

+ Phần 1: Từ đầu đến “ông giáo ạ!”: Giới thiệu sự việc và cuộc sống Lão hạc

+ Phần 2: Tiếp đến “Binh Tư hiểu”: Sự việc bán chó và tình cảm của ông dành cho con chó của Lão Hạc.

+ Phần 3: Còn lại: Kết thúc sự việc, Lão Hạc chết đi nhưng vẫn cố gắng giữ mảnh vườn cho con.

- Ý nghĩa truyện ngắn “Lão hạc”:

+ Tố cáo sự tàn ác, sự đối xử với người dân của chế độ thực dân và phong kiến

+ Ca ngợi sự vượt lên, chịu khó, và chịu thương cần cù của người dân thời xưa

- Nghệ thuật

+ Người kể chuyện là nhân vật "tôi" (ông giáo). Qua nhân vật "tôi" người kể chuyện (tác giả) bộc lộ cảm xúc, ý nghĩa mà mình muốn gửi gắm. Câu văn vì vậy mà thấm đẫm chất trữ tình, giàu sức truyền cảm. Chất trữ tình còn được thể hiện qua lời tâm sự của nhân vật "tôi", ở những suy nghĩ có tính triết lí của tác giả: "Chao ôi! Đối với những người quanh ta...". Những câu văn trữ tình triết lí đó làm cho tác phẩm có chiều sâu cảm xúc và chiều sâu tư tưởng đặc biệt.

+ Cách dẫn dắt câu chuyện linh hoạt, thoải mái mà vẫn chặt chẽ, liền mạch. Chẳng hạn, mở đầu đi thẳng vào giữa truyện rồi mới ngược thời gian kể về cảnh ngộ nhân vật: từ chuyện bán chó sang chuyện anh con trai bỏ đi phu.... Cách dẫn dắt câu chuyện tưởng như lỏng lẻo mà thật ra rất chặt chẽ, tập trung.

+ Đặc sắc trong xây dựng nhân vật: Việc thể hiện tính cách nhân vật lão Hạc không hề đơn giản, phiến diện. Bề ngoài, lão Hạc có chút gì như lẩm cẩm, gàn dở, thậm chí như trái tính, mà kì thực đó là một con người thánh thiện, hết sức cao quý, phải nhìn thấu mới thấy được...

3. Kết bài

- Khẳng định, nhìn nhận về giá trị của truyện ngắn

- Liên tưởng và mở rộng vấn đề

Bài văn mẫu 2: Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn

I.  Mở bài: giới thiệu về truyện ngắn “ Lão Hạc”

“ Lão Hạc” là một truyện ngắn nổi tiếng của Nam Cao. tác phẩm nói về số phận cực khổ và tủi nhục của con người nghèo khổ thời xưa. Qua tác phẩm ta có thể thấy biết được số phận của các nhân vật xưa.

II. Thân bài: thuyết minh về truyện ngắn Lão Hạc

1. Giới thiệu tác phẩm:

- Lão Hạc vì quá túng thiếu nên đã bán con chó của mình

- Dù túng thiếu đến báo nhiêu Lão Hạc cũng không chịu bán mãnh vườn mà ăn khoai ăn sắn để sống qua ngày.

- Sau đó, lão đã nhờ Ông Giao giữ và ăn bã chó để tự tử

2. Bố cục của truyện:

- Phần 1 : Từ đầu đến “ông giáo ạ!” : Giới thiệu sự việc và cuộc sống Lão hạc

- Phần 2 : Tiếp đến “Binh Tư hiểu” : Sự việc bán chó và tình cảm của ông dành cho con chó của Lão Hạc.

- Phần 3 : Còn lại : Kết thúc sự việc, Lão Hạc chết đi nhưng vẫn cố gắng giữ mảnh vườn cho con.

3. Ý nghĩa truyện ngắn “ Lão hạc”:

- Tố cáo sự tàn ác, sự đối xử với người dân của chế độ thực dân và phong kiến

- Ca ngời sự vượt lên, chịu khó, và chịu thương cần cù của người dân thơi xưa

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc

- Đây là câu chuyện lọt tả thân phân thật sự của người dân thời xưa

- Chúng ta có thể thấy được cuộc sống chân thực của xã hội xưa

Bài văn mẫu 3: Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn

I. VÀI VẤN ĐỀ CHUNG

1. Hoàn cảnh ra đời

Cuối năm 1427, Vương Thông, tên tổng chỉ huy quân đội nhà Minh ở Việt Nam, đã phải mở cửa thành Ðông Quan đầu hàng. Cuộc kháng chiến 10 năm đã kết thúc vẻ vang. Thay mặt vua Lê, Nguyễn Trãi viết bài cáo nhằm tổng kết quá trình kháng chiến và tuyên cáo thành lập triều đại mới.

2. Về thể loại Cáo

- Nếu văn học động viên mọi người chiến đấu thì văn Cáo lại có ý nghĩa tuyên ngôn nhằm công bố cho mọi người biết những chủ trương chính trị trọng đại của toàn dân tộc như việc xác lập hòa bình, đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng vương triều mới.

- Cáo viết bằng thể văn biền ngẫu, số câu chữ không hạn chế, văn phong mang tính chính luận nên trang trọng, sắc bén, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

- Kết cấu của bài đại cáo bình Ngô tuân thủ đúng kết cấu của các tác phẩm Thang cáo (được chép trong chương Thương Thư của sách Kinh Thư) và Vũ cáo hay đại cáo Vũ Thành (được chép trong chương Chu thư của sách Kinh Thư).

3. Về tựa đề bài Cáo

Những quan niệm khác nhau về ý nghĩa của chữ Ngô trong Bình Ngô đại cáo.

- Ngô: Một cách gọi theo thói quen của người Việt Nam thời đó để chỉ chung người trung Quốc.

- Ngô: tên vùng đất xuất thân của Chu Nguyên Chương (tức Minh Thành tổ).

- Ngô: Một cách gọi của nhân dân để chỉ những tên giặc gian ác, tàn bạo.

II. PHÂN TÍCH

1. Nêu luận đề chính nghĩa

- Luận đề này được xây dựng dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa 3 yếu tố: Nhân nghĩa, dân và nước:

+ Nhân nghĩa: điếu dân phạt tội, bênh vực cho kẻ khốn cùng, chống lại các thế lực phi nhân.

+ Dân: Dân trong tác phẩm là những người thuộc tầng lớp thấp nhất nhưng lại chiếm đa số trong xã hội nông nghiệp thời đó. Ðó là những dân đen, con đỏ, thương sinh, phu phen, manh lệ, những người có vai trò lịch sử quan trọng, góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.

+ Nước: Khái niệm nước bao gồm mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố.

* Văn hiến

* Ðịa lý

* Phong tục tập quán

* Các triều đại chính trị

* Hào kiệt: Truyền thống lịch sử vẻ vang Những quan niệm của Nguyễn Trãi trong bài Cáo về Nhân nghĩa, Dân, Nước đều xuất phát từ chính thực tiễn kế thừa phát triển của truyền thống yêu nước, phù hợp với đạo đức truyền thống và hoàn cảnh lịch sử đương thời. Những quan niệm này, so với trước, đã có nhiều biến đổi, phát triển do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử.

2. Vạch trần tội ác giặc: Các nhà nghiên cứu xem đoạn văn này là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên mảnh đất Ðại Việt.

Ðể đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi sử dụng đan xen, kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh mang tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cu, sinh động. Tập trung miêu tả hình ảnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã khái quát toàn vẹn nưng phẩm chất tiêu biểu nhất của con người yêu nước ở thế kỷ XV. Những đặc điểm của con người yêu nước trong văn học thời kỳ này thường có đặc điểm sau:

- Xuất thân bình thường:

* Ta đây

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình

- Có tấm lòng căn thù giặc sâu sắc:

* Ngẫm thù lớn há đội trời

Căm giặc nước thề không cùng sống

- Khởi đầu gặp nhiều khó khăn nhưng luôn có tinh thần vượt khó, kiên trì:

* Trời thử lòng trao cho mệnh lớn

Ta gắng chí khắc phục gian nan

- Biết tập hợp, đoàn kết toàn dân:

* Nhân dân bốn cõi một nhà dựng cần trúc ngọn cờ phất phới

Tướng sĩ một lòng phụ tử hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

- Biết sử dụng chiến lược, chiến thuật tài tình:

* Thế trận xuất kỳ lấy yếu chống mạnh

Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều

- Biết nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa trong mọi hoạt động:

* Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân mà thay cường bạo

Có thể nói, Lê Lợi chính là hình ảnh tiêu biểu của những con người yêu nước dám hy sinh quên mình đứng dậy chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập tự do của dân tộc.

b. Miêu tả quá trình kháng chiến

- Ở đây, ta không tìm thấy những anh hùng cá nhân trong văn chương trung đại hay trong các tác phẩm anh hùng ca của Hy Lạp cổ đại. Bài Cáo tập trung làm sáng rõ vai trò của một tập thể anh hùng, những người mà trước kia văn học bác học chưa quan tâm đi sâu, khai thác.

- Tuy nhiên, đối với tướng giặc, tác giả lại miêu tả đầy đủ, cụ thể từng gương mặt, họ tên, chức tước và tư thế thất bại của từng tên một.

- Cách sử dụng liệt kê ngày tháng thể hiện rõ nhịp độ dồn dập của những trận chiến thắng.

- Tuyên bố hòa bình, xây dựng vương triều mới

- Nhịp thơ dàn trải, trang trọng.

- Khẳng định thế thịnh suy tất yếu.

c. Tổng kết

Bài văn mẫu 4: Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn

Chọn văn bản: Từ ấy – Tố Hữu

I. Mở bài

– Tác giả Tố Hữu

– Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Từ ấy: Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, là cái mốc đánh dấu thời điểm (1937) và được kết nạp Đảng năm 1938 – Tố Hữu giác ngộ và gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản. Đó cũng chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu.

– Nội dung chính mà Từ ấy: Tâm nguyện cao đẹp của người thanh niên trẻ trung nhiệt tình cách mạng. Đó là niềm say mê mãnh liệt và vui sướng tràn trề cùng với nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn khi gặp gỡ và được giác ngộ lí tưởng cộng sản.

II. Thân bài

1. Khổ 1: Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng

- Hai câu thơ đầu viết theo bút pháp tự sự: “Từ ấy trong tôi…” Từ ấy, là lúc nhà thơ mới vào tuổi 18 thật trẻ trung được mặt trời “chân lí” cách mạng soi sáng đường đời. Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ” cho nguồn nhiệt lượng cách mạng làm bùng sáng tâm hồn nhà thơ, “mặt trời chân lí” là một liên kết đầy sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Câu thơ ca ngợi ánh sáng diệu kỳ của cách mạng. Đó là thứ ánh sáng của tư tưởng cộng sản – ánh sáng của những công bình xã hội, của chân lí xã hội.

- Hai câu thơ sau là một bức tranh vô cùng sinh động: chợt vụt thoát bay bổng, dạt dào cảm hứng lãng mạn. Những vang động và vui tươi tràn ngập trong tâm hồn được so sánh bằng những hình ảnh và âm thanh lấy từ thiên nhiên tạo vật: “vườn hoa lá”, “đậm hương” “rộn tiếng chim”.

2. Khổ 2: Biểu hiện những nhận thức về lẽ sống

- Hai dòng thơ đầu: nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của mọi người.

- Động từ “buộc” là một ngoa dụ để thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua “ranh giới” của “cái tôi” để chan hòa mọi người “Tôi buộc lòng tôi với mọi người”.

- Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến “trăm nơi” (hoán dụ) và “trang trải” sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể.

- Hai dòng thơ sau bộc lộ tình yêu thương con người bằng tình yêu giai cấp rõ ràng. Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ “Để hồn tôi với bao hồn khổ” và từ đó như một biện chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. Ta cũng gặp điều đó trong thơ Nguyễn Khoa Điềm - nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ xâm lược: “khi chúng ta cầm tay mọi người – Đất nước vẹn tròn, to lớn”.

3. Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ

- Trước khi gặp cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Khi ánh sáng cách mạng như “Mặt trời chân lí chói qua tim”, đã giúp nhà thơ vượt qua những tầm thường ích kỉ trong đời sống tâm hồn chật hẹp để vươn đến một tình yêu “vẹn tròn to lớn”.

- Nhà thơ tự nhận mình “là con của vạn nhà” trong nghĩa đồng bào thiêng liêng nhất; là em của “vạn kiếp phôi pha” gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương; là anh của “vạn đầu em nhỏ” “cù bất cù bơ”. Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp công hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tăm tối dưới bóng thù xâm lược.

III. Kết bài

- Thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và niềm biết ơn sâu sắc cách mạng, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng.

- Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính, là người thanh niên trẻ trung hướng theo lý tưởng của Đảng, của cách mạng.

- Giọng thơ chân thành và hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc.

Tìm kiếm google: Văn mẫu 11 kết nối tri thức đề Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn, bài văn hay lớp 11 về Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn,những bài văn hay Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn văn mẫu 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Văn mẫu 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com